Năm nào cũng thế cứ vào dịp cuối năm, khi chuẩn bị kết thúc năm cũ, chào đón năm mới, các thế lực thù địch bên ngoài ráo riết tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm “nhân quyền”, “đàn áp tôn giáo” và cho rằng: “chính quyền Việt Nam cấm đoán nhiều tổ chức, hệ phái tôn giáo hoạt động” và “kiểm soát chặt chế” hoạt động của các tổ chức tôn giáo đã được Chính phủ công nhận; “Hiến pháp Việt Nam quy định quyền tự do tôn giáo, tuy nhiên Chính phủ vẫn tiếp tục hạn chế các hoạt động có tổ chức của nhiều tôn giáo”; “nhiều văn bản pháp luật Việt Nam về tôn giáo, dân tộc không tương đồng với Công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”;...
Mục đích của những
luận điệu này là nhằm chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, tạo dựng các
khuynh hướng tư tưởng phản động về tôn giáo, kích động tư tưởng tách tôn giáo
ra khỏi sự quản lý của chính quyền Nhà nước. Từ đó, lôi kéo đồng bào tín đồ các
tôn giáo để tập hợp lực lượng nhằm chống Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ
nghĩa ở nước ta.
Thực tế cho thấy,
chưa bao giờ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được tôn trọng và bảo
đảm như hiện nay. Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo liên tục được công nhận tư
cách pháp nhân, số lượng không ngừng tăng lên, mức độ đa dạng tôn giáo ở Việt
Nam xếp hạng nhóm đầu thế giới. Ở Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được
Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, khoảng 26,5 triệu tín đồ, sinh
hoạt tín ngưỡng ở 29.660 cơ sở thờ tự.
Nhà nước cũng ủng
hộ và tạo điều kiện tổ chức lễ kỷ niệm của các tôn giáo với quy mô hàng trăm
nghìn người. Những hội thảo, hội nghị mang tầm quốc tế, khu vực của các tổ chức
tôn giáo vẫn được Nhà nước tạo điều kiện và hỗ trợ tổ chức. Chẳng hạn, nhân dịp
kỷ niệm 350 năm thành lập hàng giáo phẩm của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam,
chính quyền cho phép 30 giám mục, 1.200 linh mục và hơn 100.000 giáo dân trên
khắp cả nước tụ họp tại tỉnh Hà Nam để tổ chức sự kiện này.
Các chức sắc, chức
việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo được phép tham gia vào Quốc hội, hội
đồng nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, được tham gia tư vấn,
phản biện các chính sách của Nhà nước nói chung và chính sách tôn giáo nói
riêng. Việc xây dựng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 có sự tham gia, đóng
góp tích cực của tín đồ, chức sắc các tôn giáo. Việc in ấn, xuất bản kinh sách
tôn giáo rất thuận lợi, việc nhập khẩu các tài liệu tôn giáo từ nước ngoài để
phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng cũng không gặp khó khăn gì.
Điều đáng nói là,
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo. Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo được thể hiện trong
Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác
tôn giáo trong tình hình mới”; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban
Chấp hành Trung ương Khóa IX về “Công tác tôn giáo”; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
năm 2016 và Nghị định số 162/NĐ-CP ngày 31/12/2017 về biện pháp thi hành Luật
Tín ngưỡng, tôn giáo. Theo đó, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định: Tín
ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn
tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào
theo các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tôn trọng và
bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền
sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động
trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
Nhận xét
Đăng nhận xét