Trong số sách quý hiếm bị mất, có sách độc bản chưa được sao chép, có sách liên quan đến chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Trưa 21/12, trao
đổi với phóng viên THQHVN về thông tin mất 25 cuốn sách quý hiếm tại Viện
nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội), ông Đặng Xuân Thanh – Phó Chủ tịch phụ trách Viện
Hàn lâm KHXH Việt Nam (đơn vị chủ quản Viện Nghiên cứu Hán Nôm) xác nhận:
“Chúng tôi đã nhận được phản ánh và chúng tôi đang cho các đơn vị chức năng làm
rõ tính xác thực của thông tin này”.
Trước đó, ngày
19/12, ông Nguyễn Đức Minh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam dự tổng
kết năm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Trong báo cáo tổng kết có đưa thông tin
viện này bị mất 25 cuốn sách so với danh mục sách được giao quản lý ghi trong
biên bản bàn giao năm 2013. Việc mất sách được phát hiện từ tháng 7/2022, khi
kiểm kê để bàn giao cho người phụ trách mới của kho sách. Ban đầu mất 29 cuốn, sau đó tìm thấy 4 cuốn,
hiện còn 25 cuốn chưa tìm thấy.
Kho sách Hán Nôm do
Nhà nước giao Viện Nghiên cứu Hán Nôm quản lý là tài sản quốc gia, được kế thừa
các kho sách cổ từ Viện Viễn Đông Bác Cổ thời Pháp thuộc sưu tập. Vì thế, theo
quy chế, kho sách Hán Nôm cổ chỉ giao chìa khóa cho một người phụ trách và chỉ
viện trưởng có quyền cho phép đưa sách cổ ra khỏi kho hoặc cho phép tiếp xúc
trực tiếp với các bản sách cổ tại phòng đọc.
Trong 25 cuốn sách
cổ hiện chưa tìm thấy, có 4 cuốn Toàn Việt thi lục thuộc 3 bộ khác nhau.
Toàn Việt thi lục
là bộ sách lớn do nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784) sưu tập và biên soạn
theo lệnh của vua Lê Hiển Tông. Văn bản của bộ sách này, theo thông tin chúng
tôi tiếp nhận, chưa từng được biên dịch và công bố toàn bộ.
Danh sách các cuốn sách bị mất còn có Việt âm thi tập của sử gia
Phan Phu Tiên đời Trần. Đây là sách độc bản, hai cuốn địa chí ghi chép địa lý,
cương vực, bờ cõi rất quý liên quan đến cương vực chủ quyền Tổ quốc…
Một chuyên gia
nghiên cứu Hán Nôm đánh giá, ngoài Việt âm thi tập là độc bản chưa có bản sao,
Toàn việt thi lục chưa từng được biên dịch và công bố toàn bộ, trong số sách bị
mất còn có bộ Hoàng Việt địa dư chứa thông tin liên quan đến biên giới, hải
đảo.
Để cụ thể thông
tin, PV đã liên hệ với ông Nguyễn Tuấn Cường - Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán
Nôm. Hiện ông Cường đang đi công tác nước ngoài nên ông cho biết viện sẽ có văn
bản trả lời sau.
Nhận xét
Đăng nhận xét