Chuyển đến nội dung chính

MẶT SÂN MÀ BIẾT NÓI NĂNG....

          Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) thời gian qua gặp hàng loạt sự cố khiến hình ảnh thể thao nước nhà bị mất điểm. Đa số dư luận chê mặt cỏ quá tệ, nhưng nền sân kém mới là yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng các buổi tập và thi đấu.

          1. Sau khi đội Australia đánh bại đội tuyển Việt Nam 1-0 trên sân Mỹ Đình (Hà Nội) vào tháng 9-2021, trong khuôn khổ vòng loại cuối cùng World Cup 2022 khu vực châu Á, phóng viên thể thao người Australia Lee Gaskin đã viết trên Twitter, ví mặt sân Mỹ Đình giống như “bãi cỏ cho bò gặm”.

          Lập tức, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao vào cuộc, yêu cầu làm mới mặt sân Mỹ Đình. Mọi chuyện được giải quyết rốt ráo, trước trận đấu Việt Nam gặp Nhật Bản (ngày 11-11-2021), mặt cỏ sân Mỹ Đình đẹp không khác gì mặt cỏ các sân ở Giải ngoại hạng Anh.

          Nhưng vấn đề ở đây là sự khác biệt giữa mặt sân và mặt cỏ, nó như câu chuyện tốt gỗ và tốt nước sơn. Hẳn cổ động viên còn nhớ, đầu trận Việt Nam-Nhật Bản, Minamino bỏ lỡ cơ hội đầu tiên khá vô duyên. Cú cứa lòng của tiền đạo xứ phù tang đưa bóng vọt xà khiến khán giả trên sân Mỹ Đình không tin vào mắt mình. Không lẽ trình độ của ngôi sao Nhật Bản (thời điểm đó đá cho Liverpool, hiện đang khoác áo Monaco) lại dở như cú sút trên? Đến tình huống kế tiếp, Minamino tăng tốc, dẫn bóng vào đến vòng cấm thì đột nhiên bóng nảy bần bật như thể các cầu thủ chơi ở một giải “phủi” nào đó. Nhưng đẳng cấp của Minamino đã lên tiếng, anh thích ứng được với độ nảy của bóng, chọn đúng thời điểm, căng ngang vào trong đúng đà Junya Ito ập tới, ghi bàn thắng duy nhất trận đấu.

          Hóa ra, mặt cỏ “tốt nước sơn” không thể mãi lừa được Minamino. Mặt nền sân rất quan trọng đối với các trận cầu. Muốn làm cho mặt nền sân phẳng, chắc đòi hỏi kinh phí lớn. Nhiều sân ở giải hạng Nhất quốc gia, thậm chí là ở V-League, nền sân vẫn mấp mô như mặt ruộng, dù đã nhiều lần (ban quản lý sân) cho xe vào lu. Mặt sân xấu thì cầu thủ dễ chấn thương, chuyền, sút đều khó chuẩn.

          Mặt cỏ thì có cỏ to, cỏ nhỏ, cỏ dày, cỏ thưa, cỏ cao, cỏ thấp. Mặt cỏ liên quan tới tốc độ bóng lăn và tốc độ di chuyển của cầu thủ. Mặt cỏ có thể đánh lừa khán giả, nhất là khán giả xem trận đấu qua ti vi, thiết bị điện tử. Còn mặt sân lúc vào trận thì lộ rõ “tốt gỗ” hay “tốt nước sơn”.

          2. Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Quân đội nhân dân, tại các sân vận động hiện đại, ban quản lý sân lắp hệ thống tưới nước tự động, đặt các màng nilon lớn trên mặt cỏ để che mưa, đề phòng ngập úng... đó là những thứ sân Mỹ Đình còn thiếu. Thôi thì chấp nhận khi đội tuyển Việt Nam đá vòng loại World Cup 2022, cũng là thời điểm dịch bệnh bùng phát nên mọi chuyện có thể thông cảm. Còn hiện tại là AFF Cup 2022 mà Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Ban Quản lý Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình biết trước kế hoạch đến cả năm. Khán giả nước nhà xem các trận đấu AFF Cup 2022 tự cảm thấy xấu hổ khi mặt sân và mặt cỏ sân Mỹ Đình kém nhất khi so với các sân khác.

          Thậm chí, ngay cả người trong cuộc cũng lên tiếng phản ánh, khi trung vệ đội tuyển quốc gia Việt Anh cho rằng: “Tôi nghĩ mặt cỏ sân Mỹ Đình chưa thực sự tốt, sân thi đấu lún hơn sân tập tại VFF”. Để có mặt cỏ đẹp không khó, nhưng để mặt sân không bị lún thì thực sự không đơn giản. Thời gian gần đây, mỗi trận đấu của đội tuyển quốc gia trên sân Mỹ Đình, VFF bỏ ra 800 triệu đồng để thuê sân. Tiền thuê cao thì cơ sở vật chất phải tương xứng. Đội bóng nào đá AFF Cup 2022 ở sân Mỹ Đình cũng chê chất lượng sân. Thêm cả những sự cố trước đó trong trận giao hữu với câu lạc bộ Dortmund không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của bóng đá nước nhà mà còn có tác động xấu đến lĩnh vực du lịch. Cầu thủ, huấn luyện viên, ban lãnh đạo các đội bóng quốc tế sẽ kể gì với người nhà, bạn bè sau khi sang Việt Nam thi đấu?

          3. Còn đó mục tiêu tham dự World Cup 2030 của bóng đá Việt Nam. Đó là một kế hoạch tầm cỡ, đầy tham vọng, có cơ sở khả thi. Giấc mơ dự World Cup phải bắt đầu từ những điều tốt đẹp nhất. Nếu mặt sân, mặt cỏ sân Mỹ Đình cứ tệ trong thời gian tới mà lại bắt cầu thủ, đội tuyển quốc gia phải “cày” cho tham vọng dự World Cup hay các mục tiêu khác thì quả là thiếu công bằng.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng ...

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà t...

Trịnh Hữu Long - Tên phản động đội lốt Luật gia

Kẻ phản động Trịnh Hữu Long bày trò  trên luật khoa tạp chí Trịnh Hữu Long - kẻ tự dựng nên trang Luật Khoa Tạp Chí dưới sự hẫu thuẫn của tổ chức khủng bố Việt Tân nhằm tuyên truyền, xuyên tạc chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Trịnh Hữu Long là ai? Trịnh Hữu Long tự nhận là luật gia-bởi luật gia đâu có giấy chứng nhận như luật sư Trịnh Hữu Long, (sinh 1986, quê quán Thanh Hóa) từng tốt nghiệp Đại học luật Hà Nội khóa 29 chuyên ngành luật kinh tế, năm 2008. Sớm có tư tưởng chống đối, Trịnh Hữu Long đã không theo những con đường như các sinh viên cùng khóa khác như luật sư, giảng viên, cán bộ cơ quan tư pháp,… mà theo con đường của những kẻ phản động. Tốt nghiệp năm 2008, với một chút khả năng “viết lách”, có thời gian từng tham gia quản trị diễn đàn của sinh viên luật và ý tưởng muốn làm giàu nhanh chóng, Trịnh Hữu Long đã nhanh chóng thay đổi lập trường và dấn thân vào con đường phản động. Hoạt động chống phá của Trịnh Hữu L...