Chuyển đến nội dung chính

XỬ LÝ NGHIÊM VIỆC LỢI DỤNG LỄ HỘI ĐỂ TRỤC LỢI

Hàng loạt lễ hội trên cả nước được tổ chức ngay sau Tết Quý Mão. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch dự báo số lượng người tham gia các lễ hội truyền thống tại các địa phương có thể tăng đột biến

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) yêu cầu ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi. Đặc biệt, không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Người tham gia lễ hội có thể tăng

Sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các lễ hội đầu xuân Quý Mão 2023 đang thu hút đông đảo du khách. Hàng vạn người đã đến Khu Di tích quốc gia đặc biệt đền Sóc vào mùng 6 tháng giêng để tham gia lễ hội đền Sóc xuân Quý Mão.

Năm nay, sau khi làm lễ tại sân Rồng (đền Thượng), giò hoa tre và trầu cau được cung tiến đức Thánh Gióng đã được san sẻ đưa về đền Hạ và đền Mẫu để phát lộc cho du khách, đúng như kịch bản, quy trình của lễ hội như đã cam kết với UNESCO.

Cùng ngày, 4 vạn người đổ về chùa Hương trong ngày khai hội, trong khi lễ hội rước pháo Đồng Kỵ (phường Đồng Kỵ, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đã diễn ra với sự tham gia của hàng ngàn người dân, du khách.

Lễ hội khai ấn Đền Trần - Nam Định năm nay sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 6-2 (từ ngày 11 đến 16 tháng giêng năm Quý Mão), từ 23 giờ 15 phút ngày 14 tháng giêng sẽ diễn ra nghi thức khai ấn. Còn tại Quảng Ninh, lễ hội xuân Yên Tử năm 2023 sẽ khai hội vào ngày 31-1 (mùng 10 tháng giêng), tại TP Uông Bí và kéo dài suốt 3 tháng đầu năm. Dự kiến, năm nay sẽ có hơn 1 triệu Phật tử, nhân dân và khách du lịch về Yên Tử trong thời gian lễ hội.

Theo bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL), do không còn bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm nay có thể sẽ có tình trạng đột biến về số lượng người tham gia lễ hội. Cục Văn hóa cơ sở đã có Công văn số 1240/VHCS-NSVH gửi các tỉnh, thành đề nghị các sở quản lý văn hóa chỉ đạo ban tổ chức lễ hội thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội thu lợi bất chính. Kiên quyết không để các hành vi chen lấn, tranh cướp, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch, biến tướng trong dâng sao giải hạn, phát ấn không đúng với nguồn gốc lịch sử di tích, lễ hội…

Bộ VH-TT-DL cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo các ban tổ chức lễ hội phải xây dựng, triển khai các phương án bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho người tham gia lễ hội. Trường hợp xảy ra ẩu đả, mất an ninh, trật tự trong lễ hội, phải yêu cầu dừng tổ chức cho đến khi ổn định tình hình.

Tổ chức khoa học, hiệu quả

Những năm trước, một số hiện tượng tiêu cực, hình ảnh phản cảm, gây bức xúc trong dư luận vẫn xảy ra trong mùa lễ hội như tranh cướp, chen lấn, xô đẩy để cướp lộc tại lễ hội đúc Bụt tại (Vĩnh Phúc), hội làng Sơn Đồng (hay còn gọi là lễ hội Giằng Bông, Hà Nội), hội phết Hiền Quan (Phú Thọ). Một số lễ hội vẫn có tình trạng đánh nhau, bạo lực...

Nhằm hạn chế những hiện tượng trên, bà Ninh Thị Thu Hương cho biết Cục Văn hóa cơ sở đã làm việc với một số địa phương có hoạt động lễ hội còn hiện tượng gây tranh luận trái chiều. Cục Văn hóa cơ sở đã có văn bản gửi các địa phương, trọng tâm là Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… đề nghị các địa phương phải căn cứ vào thực tiễn, quy định trong Nghị định 110/2018/NĐ-CP về tổ chức, quản lý lễ hội; sớm thành lập ban tổ chức, xây dựng kịch bản, phương án tổ chức lễ hội khoa học, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của người dân.

"Các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về nét đẹp văn hóa truyền thống thể hiện hoạt động lễ hội xuân cũng như thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội, cơ sở thờ tự Phật giáo. Các di tích, ban quản lý các lễ hội cần phải xem xét và quan tâm đến cơ sở vật chất ở những nơi tổ chức lễ hội để có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn ở địa phương" - bà Ninh Thị Thu Hương nhấn mạnh.

Theo hướng dẫn về việc tổ chức các hoạt động VH-TT-DL mừng xuân Quý Mão 2023 được Bộ VH-TT-DL ban hành, các địa phương cần thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động lễ hội, vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống... thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương, loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển.

Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có yêu cầu các cơ quan, đơn vị không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc. Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ. Lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương không tham dự lễ hội nếu không được cấp có thẩm quyền phân công.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N