Chuyển đến nội dung chính

DANH SÁCH 12 HUYỆN ĐẢO CỦA VIỆT NAM KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC

Tổng diện tích lãnh thổ Việt Nam là 331.688 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thuỷ. Trong vùng biển nước ta có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa, khoảng 1.000 bãi đá ngầm. Đảo của Việt Nam được chia thành hệ thống các đảo ven bờ và hệ thống các đảo xa bờ. Hệ thống đảo ven bờ có khoảng 2.800 đảo, phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.

Hiện nay ở nước ta có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo. Vậy 12 huyện đảo thuộc tỉnh nào theo thứ tự 12 huyện đảo từ Bắc vào Nam: Huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Hoàng Sa, Lý Sơn, Trường Sa, Phú Quý, Côn Đảo, Kiên Hải, Phú Quốc. Nội dung dưới đây chúng tôi sẽ mô tả chi tiết cho quý độc giả được rõ thêm:

Huyện đảo Cô Tô

Huyện đảo Vân Đồn

Huyện đảo Cát Hải

Huyện đảo Bạch Long Vĩ

Huyện đảo Cồn Cỏ

Huyện đảo Hoàng Sa

Huyện đảo Lý Sơn

Huyện đảo Trường Sa

Huyện đảo Phú Quý

Huyện đảo Côn Đảo

Huyện đảo Kiên Hải

Thành phố Phú Quốc

1 Huyện đảo Cô Tô

Cô Tô là một huyện đặc biệt của tỉnh Quảng Ninh: bao gồm những hòn đảo chơi vơi ngoài tuyến khơi xa bờ nhất, huyện trẻ nhất (mới thành lập), diện tích nhỏ nhất, dân số ít nhất, nhưng lại giữ vị trí tiền đồn hết sức quan trọng trước vùng biển đông bắc của Tổ Quốc, có tiềm năng kinh tế đa dạng, từng chịu những biến động quyết liệt nơi đầu sóng ngọn gió và hiện đang phát triển nhanh về kinh tế, xã hội.

Cô Tô ở toạ độ từ 20o10’đến 21o15’ vĩ độ bắc và từ 107o35’ đến 108o20’ kinh độ đông cách đất liền 60 hải lý. Toàn huỵên gồm 30 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó 29 hòn đảo quây quần thành quần đảo Cô Tô mà trung tâm là đảo Cô Tô Lớn và đảo Thanh Lân. Hòn đảo lớn còn lại là đảo Chằn (còn gọi là đảo Trần hoặc Chàng Tây) đứng riêng về phía đông bắc. Vùng biển phía bắc.

Cô Tô giáp vùng biển Vĩnh Thực TP Móng Cái và vùng biển Cái Chiên huỵên Quảng Hà; phía tây giáp vùng biển Vân Hải (Minh Châu – Quan Lạn) huyện Vân Đồn; phía nam giáp vùng biển Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng; phía đông giáp hải phận quốc tế và xa hơn là vùng biển đảo Hải Nam, Trung Quốc.

2. Huyện đảo Vân Đồn

Vân Đồn là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh diện tích tự nhiên 551,3km2, dân số vào khoảng 39.384 người.

Vân Đồn là một huyện đảo miền núi nằm ở vị trí tiền tiêu phía Đông Bắc của Tổ quốc, có hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích đất tự nhiên là 551,33km2, chiếm 9,3% diện tích toàn tỉnh Quảng Ninh, phần vùng biển rộng 1.620km2, hợp thành bởi hai quần đảo Cái Bầu (Kế Bào) và Vân Hải. Trong đó, đảo Cái Bầu là rộng nhất 17.212ha, gồm thị trấn Cái Rồng và 6 xã. Với toạ độ từ 20o40’ đến 21o12’ vĩ độ Bắc và từ 107o19’ đến 107o42’ kinh độ Đông.

Huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng trên đảo Cái Bầu cách thành phố Hạ Long gần 50km, cách Cửa Ông 7km; phía Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà; phía Tây giáp thành phố Cẩm Phả, ranh giới là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn; phía Đông giáp vùng biển huyện Cô Tô; phía Nam giáp vịnh Hạ Long và vùng biển Cát Bà (Hải Phòng).

Vân Đồn có ít sông ngòi, núi có nhiều nhưng không cao, mà chủ yếu là núi đá vôi. Các đảo lớn gần đất liền có núi cao trên 300m, các đảo nhỏ và xã chỉ có núi cao dưới 200m. Địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Độ cao trung bình là 40m so với mặt biển; độ dốc trung bình 25o, ít bằng phẳng và thường bị chia cắt. Do địa hình đảo nên toàn huyện không có sông mà chỉ có suối. Có hai hồ nhỏ là hồ Voòng Tre và hồ Mắt Rồng. Vân Đồn có nhiều vùng tiểu khí hậu. Lượng mưa bình quân trên 2000mm/năm, độ bức xạ lớn, nhiều sương mù, mưa phùn và gió bão lớn.

Vân Đồn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, từ tháng 3 đến tháng 8, gió Đông Nam từ biển thổi vào mát mẻ, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, khí hậu lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc thổi về, bởi vậy, hay gây ra sương mù. Lượng mưa trung bình năm ở khu vực quần đảo Cái Bầu là 1.748mm, ở Bản Sen thuộc quần đảo Vân Hải là 2.442mm.

3. Huyện đảo Cát Hải

Huyện đảo Cát Hải thuộc thành phố Hải Phòng có tổng diện tích khoảng 345 km2, rừng núi chiếm 2/3 diện tích. Huyện đảo Cát Hải bao gồm hai đảo lớn: Cát Hải diện tích xấp xỉ 40 km2 và Cát Bà hơn 300 km2.

Cát Hải ngoài là vùng đất đầy vẻ quyến rũ bởi nét hoang sơ, kỳ vĩ, sơn thủy hữu tình, mà còn lưu giữ hàng trăm di tích, trong đó có 12 di tích được xếp hạng, gồm 4 di tích cấp quốc gia: nơi Bác Hồ về thăm làng cá, di chỉ khảo cổ học Cái Bèo, danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà và di tích đình chùa xã Hoàng Châu. 8 di tích cấp thành phố: chùa Hòa Hy, đình chùa Gia Lộc, đình miếu Nghĩa Lộ, đình chùa Văn Chấn, đình Trân Châu, đình Phù Long, đồn cổ Xuân Đám, từ đường họ Lê Quang xã Nghĩa Lộ.

Cát Hải còn có nhiều lễ hội đặc sắc như: Lễ hội Làng cá gắn với sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thăm đảo ngày 31/3/1959, ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam, khai trương du lịch Cát Bà; Hội đền Bà xã Hiền Hào được tổ chức vào tháng Giêng mà chính hội là ngày 12 tháng Giêng gắn với sự tích Mẫu Bà – bậc thánh nhân có công chăm lo cho dân, dạy dân biết cấy trồng, dệt vải, đánh bắt cá tôm; Hội chèo bơi ở thị trấn Cát Hải được tổ chức vào ngày 21 tháng Giêng – bắt nguồn từ ý nguyện tâm linh của những người đi biển, cầu Đông Hải đại vương, vị thần cai quản vùng biển phía Đông của Tổ quốc phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá bội thu; Hội sa mã ở xã Hoàng Châu là dịp để dân làng tưởng nhớ những người đã có công khai sinh lập làng, và những người đi làm ăn xa trở về đoàn tụ cùng gia đình… Và còn rất nhiều những hội làng được các địa phương tổ chức sôi nổi, hấp dẫn.

4. Huyện đảo Bạch Long Vĩ

Huyện đảo Bạch Long Vĩ (Thành phố Hải Phòng) là một hòn đảo nằm xa bờ nhất của Vịnh Bắc Bộ. Trên bản đồ, đảo có hình dáng giống đuôi của một con rồng, vì thế được gọi tên là Bạch Long Vĩ. Đảo Bạch Long Vĩ nằm trên hòn đảo cùng tên với diện tích vào khoảng 2,5km2 khi có thủy triều lên và khoảng 4km2 khi thủy triều xuống. Đảo có vị trí quan trọng trong việc mở rộng các vùng biển và phân định biển vịnh Bắc Bộ.

Cái tên này gắn liền với truyền thuyết rằng, thuở xa xưa, có đàn rồng bay từ trên trời xuống biển, 1 số rồng con nằm ở vùng đất Hải Phòng tạo nên quần đảo Cát Bà. Số khác đông hơn xuống nằm ở phía biển Quảng Ninh, thành Vịnh Hạ Long. Khi rồng cha mẹ về trời, một khúc đuôi rơi xuống giữa biển và trở thành đảo Bạch Long Vĩ.

Địa hình trên đảo là một dải đồi cao nhưng khá thoải với 62,5% diện tích đất có góc dốc dưới 5°. Quanh đảo là vùng bãi triều và bãi biển với diện tích khoảng 1,3 km², chủ yếu hình thành từ thềm đá gốc bị mài mòn bởi sóng. Có nhiều mỏm đá ngầm và rãnh ngầm sát bờ đảo.

Khí hậu của đảo có hai mùa chính: mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8 còn mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3. Nhiệt độ không khí trung bình khoảng 23,3 °C; lượng mưa trung bình năm là 1.031 mm. Trung bình thì khoảng một đến hai cơn bão tràn qua đảo mỗi năm.

5. Huyện đảo Cồn Cỏ

Cồn Cỏ là hải đảo tiền tiêu của Tổ quốc Việt Nam XHCN thuộc vùng biển Quảng Trị. Có vị trí đặc biệt: Là điểm phân chia Vịnh Bắc Bộ – Cửa ngỏ phía Nam của Vịnh Bắc Bộ – là tiền đồn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Nằm vắt ngang vĩ tuyến 17, có toạ độ 17008’15’’ – 17010’05’’ vĩ độ Bắc; 1070,19’50” – 107020’40” kinh độ Đông. Cách đất liền từ 13 đến 17 hải lý (điểm gần nhất là Mũi Lay thuộc xã Vĩnh Thạch – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị – 13 hải lý, cách Cửa Tùng – Xã Vĩnh Quang – Tỉnh Quảng Trị 15 hải lý và cách Cảng Cửa Việt – Xã Gio Việt – Huyện Gio Linh – Tỉnh Quảng Trị 17 hải lý); điểm cao nhất so mặt n­ớc biển là 63,4 m tổng diện tích tự nhiên là 230 ha; dân số khoảng 400 người (Tr­ước kia thuộc xã Vĩnh Quang – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị).

Từ đảo nhìn về phía Tây, sẽ thấy rừ màu xanh của vựng ven biển Cửa Tùng, Vịnh Mốc, Vĩnh Thái, Vĩnh Kim, phía Tây Nam là dải bờ Nam sông Bến Hải. Với diện tích tự nhiên 230,39ha.

Cồn Cỏ là đảo ven bờ, nằm ngoài khơi biển đông có độ cao trung bình từ 7 – 10 m so với mực nước biển. Trên đảo có 2 điểm cao: điểm phía Đông đảo 37m (vì vậy có tên điểm cao 37), điểm phía Tây – gần chính giữa đảo – là điểm cao 63,4m đây là điểm cao nhất đảo.

Cồn Cỏ còn có tên gọi khác là Hòn Cỏ, Thảo phù, Con Hổ, hay Hòn Mệ (theo cách gọi của ngư dân Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị).

Đứng trên cao nhìn xuống đảo như một con rùa khổng lồ hướng đầu về phía Tây Nam. Những ngày đẹp trời, từ Cửa Tùng có thể nhìn thấy đảo rất rõ với sự nhô lên 2 điểm cao làm nỗi bật màu xanh sẩm của đảo trên nền trời trong nước biếc.

Từ vị trí địa lý đó, trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Cồn Cỏ có vị trí quan trọng về quân sự, là vọng gác tiền tiêu của Tổ quốc, là con mắt thần án ngữ biển đông, cảnh giới miền bắc XHCN, là điểm chốt phía nam Vịnh Bắc bộ suốt 50 năm qua.

6. Huyện đảo Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô, phân bố rải rác trong phạm vi từ khoảng kinh tuyến 1110 Đông đến 1130 Đông; từ vĩ tuyến 15045′ Bắc đến 17015′ Bắc, ngang với Huế và Đà Nẵng, phía ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, ở khu vực phía Bắc Biển Đông.

Quần đảo Hoàng Sa gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm: nhóm phía Đông có tên là nhóm An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo, đá, bãi cạn; trong đó có hai đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng khoảng 1,5 km2; nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp thành hình vòng cung nên còn gọi là nhóm Lưỡi Liềm, trong đó có các đảo Hoàng Sa (diện tích gần 1 km2), Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn…

Quần đảo Hoàng Sa là một thế giới san hô với hơn 100 loài đã tạo thành một phần của vòng cung san hô ngầm dọc bờ biển Đông Nam của lục địa châu Á.

Hình thái địa hình các đảo trong quần đảo Hoàng Sa tương đối đơn giản nhưng mang đậm bản sắc của địa hình ám tiêu san hô vùng nhiệt đới. Đa số các đảo có độ cao dưới 10m, và có diện tích nhỏ hẹp dưới 1 km2. Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2. Ngoài các đảo, còn có các cồn san hô, vành đai san hô bao bọc một vùng nước tạo thành một đầm nước giữa biển khơi, có cồn dài tới 30 km, rộng 10 km như cồn Cát Vàng.

Trên đảo Hoàng Sa còn có một trạm khí tượng được chính quyền bảo hộ Pháp xây dựng và hoạt động từ năm 1938, đến năm 1947 được Tổ chức Khí tượng thế giới (WVO) công nhận và đặt số hiệu 48860 trong mạng lưới khí tượng quốc tế. Nhiệt độ không khí ờ vùng biển quần đảo Hoàng Sa có giá trị thấp nhất 220 – 240C trong tháng 1, tăng dần đạt cực đại 28,50 – 290C trong tháng 6, 7 và giảm từ từ tới 250C vào tháng 12. Chế độ gió mùa vùng quần đảo Hoàng Sa phức tạp và thể hiện ảnh hưởng của địa hình lục địa Việt Nam và Trung Quốc. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.200 – 1.600 mm, thấp hơn nhiều so với lượng mưa ở quần đảo Trường Sa và các vùng khác trên đất liền. Mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa trung bình hàng tháng 100 – 200 mm, đạt 200 – 400 mm trong tháng 10. Lượng mưa trung bình trong mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4) 200 – 300 mm với lượng mưa hàng tháng 20 – 25 mm (tháng 1, 2, 3) và đạt đến 50 mm trong tháng 12 và tháng 4. Độ ẩm tương đối trung bình ở Hoàng Sa là 80 – 85% và hầu như không bị biến động nhiều theo mùa.

Thảm thực vật của quần đảo Hoàng Sa rất đa dạng. Có đảo cây cối um tùm nhưng có đảo chỉ có các cây nhỏ và cỏ dại. Thực vật phần lớn thuộc các loài có nguồn gốc ở miền duyên hải Việt Nam. Hải sản ở quần đảo Hoàng Sa có nhiều loài quý như: tôm hùm, hải sâm, đồi mồi, vích, ốc tai voi,… và loại rau câu quý hiếm, rất có giá trị trên thị trường quốc tế.

7. Huyện đảo Lý Sơn

Huyện Lý Sơn, còn gọi là cù lao Ré, diện tích của huyện khoảng 9,97km2 nhưng dân số lại lên đến hơn 20.460 người. Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa với 5 miệng, được hình thành cách đây 25-30 triệu năm.

Lý Sơn là một hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc giữa Biển Đông, Lý Sơn rất gần với Hoàng Sa và Trường Sa. Không những thế, nơi đây còn lưu giữ những bằng chứng lịch sử xác thực về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa – một phần lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của Tổ quốc. Đặc biệt, huyện đảo Lý Sơn còn được mệnh danh là “Vương quốc tỏi” với giống tỏi đặc biệt chỉ có duy nhất một nhánh.

Huyện đảo Lý Sơn chỉ có diện tích gần 10 km với lượng dân hơn 20 nghìn người, gồm đảo Lớn (xã An Vĩnh, An Hải) và đảo Bé (xã An Bình). Tuy diện tích đảo khá khiêm tốn nhưng lại chứa đựng trong mình lượng di tích khổng lồ. Trên đảo có đến vài chục di tích: đình làng An Vĩnh, Chùa Hang và Âm linh tự (di tích cấp quốc gia). Bên cạnh đó còn nhiều di tích cấp tỉnh và cảnh đẹp như: Đình làng Lý Hải, Chùa Đục, giếng Vua, hang Câu, cổng Tò Vò, miếu bà Chúa Ngọc, dinh Bà Roi, di tích lịch sử Hải đội Hoàng Sa – Trường Sa, các di chỉ, dấu vết văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa…

Nói đến đảo Lý Sơn, người dân đất Việt thường nghĩ ngay đến vị trí tiền tiêu của Tổ quốc giữa Biển Đông, như là điểm khởi đầu của quần đảo Hoàng Sa vậy. Điều đó được minh chứng bằng những nét văn hóa vật thể, phi vật thể độc đáo: Lễ hội đua thuyền tứ linh, lễ tế lính Hoàng Sa – Trường Sa, tục Khao thề (lễ Khao lề thế lính)…

8. Huyện đảo Trường Sa

Là huyện đảo của tỉnh Khánh Hòa, diện tích 496km2, nằm ở khu vực phía Nam biển Đông, gồm 20 đảo nổi và khoảng 80 bãi đá ngầm, gốc san hô. Hòn đảo xa nhất cách đất liền tới 250 hải lý

Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa, phía Đông giáp biển Philippin, phía Nam giáp biển Malaixia, Brunây và Inđônêxia. Từ trung tâm quần đảo Trường Sa đến biển của Malaixia khoảng 250 hải lý, đến biển của Philippin khoảng 210 hải lý, đến biển của Brunây khoảng 320 hải lý, đến đảo Hải Nam khoảng 585 hải lý và đến đảo Đài Loan khoảng 810 hải lý; cách Cam Ranh khoảng 243 hải lý, cách Vũng Tàu 440 hải lý. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 hòn đảo nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 410.000km2 nằm ở giữa vĩ độ 6030’ đến 120Bắc và kinh độ 111030’ đến 117020’ Đông. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 3km2, được chia làm 8 cụm (Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên), đảo cao nhất là Song Tử Tây (khoảng 4 – 6m), đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (0,44km2), sau đó là đảo Nam Yết (0,06km2). Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau, gần nhất từ đảo Song Tử Đông đến Song Tử Tây khoảng 1,5 hải lý, xa nhất Song Tử Tây (phía Bắc) đến An Bang (phía Nam) khoảng 280 hải lý. Việt Nam thực hiện chủ quyền và đóng giữ 21 đảo, gồm 9 đảo nổi và 12 đảo đá ngầm với 33 điểm đóng quân (9 đảo nổi: Đảo Trường Sa, Trường Sa Đông, An Bang, Sinh Tồn Đông, Phan Vinh, Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca; 12 đảo đá ngầm: Đá Nam, Đá Lớn, Đá Lát, Đá Đông, Đá Tây, Đá Thị, Thuyền Chài, Cô Lin, Len Đao, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan) và không ngừng củng cố và phát triển cơ sở vật chất và đời sống kinh tế – xã hội nhằm từng bước xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành đơn vị hành chính ngang tầm với vị trí và vai trò của nó trong hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của huyện đảo được nâng lên rõ rệt.

Quần đảo Trường Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Đương và Đại Tây Dương, giữa Châu Âu, Châu Phi, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á, một tuyến đường huyết mạch có lưu lượng tàu thuyền tấp nập vào hàng thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Địa Trung Hải). Trung bình mỗi ngày có từ 250 đến 300 tàu biển các loại đi qua Biển Đông, trong đó có 15 đến 20% tàu lớn trọng tải trên 30.000 tấn. Hiện nay trên các đảo và bãi san hô đã có một số công trình kiên cố và nhà ở, một số đảo đã có đèn biển, có luồng vào, trên luồng có thiết bị phao dẫn luồng và phao buộc tàu tạo thuận lợi cho tàu thuyền tránh giông bão. Tuy nhiên, việc điều động tàu vẫn rất khó khăn vì luồng hẹp, độ sâu hay thay đổi nên tàu thuyền ra vào phải nhằm thời tiết tốt và vào ban ngày.

9. Huyện đảo Phú Quý

Phú Quý (còn gọi là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ). Đây là huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, với diện tích 16km2, cách thành phố Phan Thiết 120km về hướng Đông Nam. Đảo có nhiều thắng cảnh đẹp, di tích lịch sử giá trị, nét văn hóa độc đáo, người dân miền biển hiền hòa, mến khách, đang dần trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn của tỉnh Bình Thuận.

Vùng đảo Phú Quý mang vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ, chưa bị tác động nhiều bởi bàn tay con người. Nơi đây sẽ là địa điểm lý tưởng cho những ai say mê vẻ thanh bình, tĩnh lặng của đất trời. Phú Quý là hòn đảo lý tưởng để đón ngày mới với ánh ban mai rực rỡ hay lang thang dạo biển lúc hoàng hôn chiều tà. Cảnh tượng đẹp mê ly bạn sẽ không bao giờ quên…

Ngắm hoàng hôn trên biển của đảo Phú Quý là một trải nghiệm bất cứ ai đến đây đều không nên bỏ qua . Có rất nhiều điểm ngắm hoàng hôn đẹp trên đảo như: Bờ kè Ngũ Phụng, dinh Thầy Nại, vịnh Triều Dương,… tuy nhiên điểm ngắm hoàng hôn đẹp và phổ biến nhất là ở đỉnh núi của chùa Linh Sơn. Bởi từ đây bạn có thể phóng tầm mắt nhìn ra khung cảnh phía xa, nơi khi mặt trời buông xuống sẽ tạo thành những sắc cam đậm nhạt trên nền trời, trông rất ngoạn mục.

10. Huyện đảo Côn Đảo

Huyện Côn Đảo là một quần đảo gồm 14 hòn đảo lớn nhỏ nằm giữa đại dương cách Vũng Tàu 185 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 230 km, cách cửa sông Hậu (Cần Thơ) khoảng 83 km. Diện tích tự nhiên toàn huyện khoảng 76 km2, trong đó hòn đảo lớn nhất có diện tích 51,52 km2 gọi là Côn Lôn hay Côn Đảo là trung tâm kinh tế – văn hóa – chính trị – xã hội của huyện.

Huyện Côn Đảo có tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch, khai thác chế biến hải sản, phát triển cảng biển, dịch vụ dầu khí và hàng hải. Bờ biển dài 200 km, có nhiều bãi tắm đẹp tuyệt vời như bãi Đất Dốc, Bãi Cạnh, bãi Đầm Trầu, bãi Hòn Cau, bãi Hòn Tre… Thêm vào đó là vườn Quốc gia Côn Đảo diện tích gần 6.000 ha trên đất liền và 14.000 ha mặt biển với nhiều loại cây và thú quý hiếm. Nói đến Côn Đảo, ai cũng biết nơi đây có hệ thống nhà tù khủng khiếp của Pháp, Mỹ với nhiều trại giam lớn như: trại Phú hải, Phú Sơn, Phú Tường, Phú Bình, chuồng cọp, chuồng bò cùng khu nhà Chúa Đảo và khu nghĩa trang Hàng Dương nơi chôn cất 20.000 tù nhân chủ yếu là các chiến sĩ cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến.

Môi trường sống ở Côn Đảo rất trong lành, nhiệt độ bình quân khoảng 26 – 27oC mát mẻ quanh năm. Tất cả nhữngđiều kể trên là tiềm năng du lịch của Côn Đảo với các loại hình phong phú như: Du lịch tắm biển nghỉ ngơi, du lịch tham quan di tích lịch sử, du lịch sinh thái (lặn, câu cá, leo núi, tham quan rừng biển, sinh vật biển…). Hàng năm Côn Đảo đón hàng trăm nghìn lượt khách đến du lịch. Đến với Côn Đảo, du khách được nghỉ ngơi tại những cơ sở lưu trú đầy đủ tiện nghi như: khách sạn Phi Yến, Sài Gòn Tourist, nhà khách vườn Quốc gia Côn Đảo.

Ngoài du lịch, Côn Đảo còn là trung tâm ngư trường khai thác hải sản của Tỉnh và phía Nam. Trung ương và tỉnh đã tiến hành đầu tư cảng cá Bến Đầm dài 336 m cho tàu 2.000 tấn cập bến. Riêng huyện cũng có đội tàu khá lớn, hàng năm đánh bắt khoảng 10.000 tấn hải sản các loại.

11. Huyện đảo Kiên Hải

Kiên Hải là huyện đảo của tỉnh Kiên Giang, nằm ngoài khơi vùng biển Tây Nam. Huyện có diện tích khoảng 30km2 và dân số khoảng 25.000 người, sinh sống trên các đảo trong quần đảo Kiên Hải. Các đảo của huyện Kiên Hải vẫn còn sơ khai, nhiều phong cảnh đẹp mang đậm nét thiên nhiên.

Kiên Hải là một huyện đảo của tỉnh Kiên Giang nằm ngoài khơi vùng biển Tây Nam Việt Nam. Huyện có diện tích khoảng 30 km² và dân số khoảng 25.000 người, sinh sống trên các đảo trong quần đảo Kiên Hải. Huyện Kiên Hải có 4 xã là Hòn Tre (trung tâm hành chính), Lại Sơn, An Sơn và quần đảo Nam Du.

Người dân ở đây chủ yếu sinh sống bằng nghề biển. Các đảo của huyện Kiên Hải vẫn còn sơ khai, nhiều phong cảnh đẹp mang đậm nét thiên nhiên.

Hòn Tre là trung tâm hành chính của huyện, cách Thành phố Rạch Giá 30 km với khoảng 1 giờ ngồi tàu cao tốc và 2 giờ ngồi tàu gỗ. Xã có diện tích nhỏ nhất, chỉ rộng khoảng 4 km², đỉnh cao nhất là 395 m. Số dân trên 4 ngàn người, họ sinh sống bằng nghề làm vườn, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản. Hòn Tre có nhiều nơi phong cảnh rất hữu tình như Bãi Chén, Động Dừa, Đuôi Hà Bá, …

Trong tương lai Hòn Tre sẽ trở thành khu du lịch sinh thái mới của tỉnh Kiên Giang. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

12. Thành phố Phú Quốc

Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua nghị quyết thành lập TP Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. Theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (có hiệu lực thi hành từ 1-3-2021), thành lập TP Phú Quốc trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số 179.480 người của huyện Phú Quốc.

Phú Quốc được bao phủ bởi bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp và còn nguyên sơ, các ngư trường giàu tiềm năng và vùng nước biển sâu tạo điều kiện phát triển du lịch, đánh bắt hải sản và phát triển hệ thống cảng biển. Sau 15 năm xây dựng và phát triển, kinh tế của Phú Quốc luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và duy trì ổn định.

Sau khi thành lập, TP Phú Quốc có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: phường Dương Đông, phường An Thới và 7 xã: Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn, Thổ Châu. Thị trấn Dương Đông và thị trấn An Thới là hai đô thị của huyện Phú Quốc. Thị trấn Dương Đông có vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội; thị trấn An Thới là đầu mối giao thông cảng biển quan trọng nhất của Phú Quốc.

Nguồn: taucaotoc.vn

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N