MH370: The Plane That
Disappeared (Chiếc máy bay biến mất) là một trong những bộ phim tài liệu nổi tiếng
Netflix trong những ngày gần đây. Như rất nhiều bộ phim tài liệu chính trị khác
của gã khổng lồ trực tuyến này, phim có cài cắm rất nhiều mưu đồ chính trị, giải
thuyết, thậm chí có những thông đầy bịa đặt, ám thị và sai sự thực về Việt Nam.
(*) Đầu phim, phim đưa chúng
ta đến một khung cảnh về một người phụ nữ là người nhà của nạn nhân MH370 trách
cứ Việt Nam rằng: “Tôi mong rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ cử đội tìm kiếm vì
Chính phủ Việt Nam không hề chủ động tìm kiếm MH370”. Thoạt nhiên, đây chỉ là
đoạn trách cứ trong tâm lý hoảng loạn của một người nhà nạn nhân, nhưng không
chỉ đơn giản như vậy.
Theo VOA News và The
Guardian, từ ngày 08 - 10/03/2014, Việt Nam phải hứng chịu rất nhiều chỉ trích
về những thông tin trong việc tìm kiếm máy bay mất tích. Cụ thể là Việt Nam đã
cung cấp thông tin về vết dầu loang và phao cứu hộ nghi là từ MH370 trong vùng
biển Việt Nam nhưng sau đó Việt Nam tiến hành trục vớt và nghiên cứu thì chỉ là
vết dầu của tàu đánh cá và vỏ bọc cuộn kéo cáp. Phía Malaysia còn cho rằng Việt
Nam “tìm kiếm không tích cực” trong những ngày đầu tiên nhằm đẩy trách nhiệm và
áp lực sang phía Việt Nam. Và hệ quả là những người nhà của nạn nhân đã đề cập ở
trên quay sang trách cứ phía Việt Nam. Vụ việc còn nghiêm trọng vì phần lớn
khách trên MH370 là người Trung Quốc, trong khi đó Trung Quốc với Việt Nam đang
có những vấn đề ngoại giao liên quan đến việc giàn khoan HD981 rục rịch chuẩn bị
tiến vào Biển Đông.
Việt Nam không chủ động tìm
kiếm MH370? Điều này là sai. Ngay khi mất tín hiệu với MH370, Việt Nam ngay lập
tức sử dụng cả các hệ thống radar và các phương tiện tìm kiếm thấp tầng nhằm
tìm kiếm và truy vết MH370 ngay khi không nhận ra sự phản hồi của MH370. Tiếp nữa,
vào sáng 08/03/2014 khi MH370 mất tích, một lực lượng tìm kiếm hùng hậu nhất
trong lịch sử cứu hộ, cứu nạn trên không và trên biển Việt Nam được huy động
bao gồm 11 máy bay vận tải quân sự, trực thăng và tuần thám được huy động, gần
10 tàu hải quân và cảnh sát biển kèm theo thông báo hỗ trợ tìm kiếm đến hơn
3000 tàu đánh cá. Bên cạnh đó là lực lượng trực chiến, bệnh viện dã chiến lên tới
hàng ngàn người sẵn sàng phục vụ nếu phát hiện thấy xác máy bay. Phía Việt Nam
cũng gửi điện đến các quốc gia trong khu vực để thông báo và phối hợp làm việc
để xóa tan đi những quy chụp thiếu căn cứ cũng là để tránh bị rơi bị áp đặt những
thuyết âm mưu. Sau này, Thủ tướng Malaysia và cơ quan ngoại giao Trung Quốc đều
gửi lời cám ơn và đánh giá rất cao công tác tìm kiếm của phía Việt Nam.
(*) Trước khi trình chiếu đoạn
“Chính phủ Việt Nam không hề chủ động tìm kiếm MH370”, bộ phim đã chiếu những
đoạn phim cho biết quan chức Malaysia đã liên hệ nhờ Việt Nam hỗ trợ tìm kiếm.
Người quan chức này cũng cho biết việc xác định những bằng chứng từ phía Việt
Nam cung cấp rất vất vả, khó khăn, tốn nhiều thời gian. Nhưng sự thực bên ngoài
thì chưa đầy đủ và còn phức tạp hơn thế rất nhiều lần, khi Việt Nam muốn
Malaysia chia sẻ thông tin về MH370 để tiến hành khoanh vùng, tối ưu tìm kiếm
thì Malaysia không hề trả lời.
Vụ việc nghiêm trọng đến mức
vào sáng ngày 12/03/2014, những thông tin chia sẻ quá ít và mù mờ và sự làm việc
không rõ ràng, Việt Nam chủ động tạm dừng tìm kiếm. Thứ trưởng Bộ Giao thông vận
tải Phạm Quý Tiêu cho biết ông cảm thấy thất vọng vì sự chia sẻ thông tin của
Malaysia và cho rằng Malaysia chưa hành động đủ tốt cho người nhà nạn nhân, ông
trả lời báo chí quốc tế: “Chúng tôi vẫn đang chờ xem họ có hành động gì không
nhưng Malaysia vẫn chưa trả lời”. Đây là động thái phản ứng lại những thông tin
xấu độc nhắm vào Việt Nam.
Truyền thông Malaysia thời
đó cũng tung tin cho biết Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Võ Văn Tuấn cho biết
đã tìm thấy xác máy bay cách Thổ Chu 130km về phía Nam. Tuy nhiên, phía Việt
Nam đã đính chính lại rằng tướng Võ Văn Tuấn chỉ nói về vị trí cuối cùng khi
máy bay biến mất. Một chi tiết khác nữa là phía người đứng đầu Cục Hàng không
Malaysia Datuk Azharuddin Abdul Rahman đã tố cáo Việt Nam phản ứng chậm trễ,
che giấu thông tin, không thực hiện báo động theo thủ tục thông thường. Vì
thông tin này mà phía Việt Nam đã chịu áp lực rất lớn từ Tổ chức Hàng không Dân
dụng Quốc tế ICAO và Việt Nam đã gửi phản hồi phản đối những cáo buộc từ phía
Malaysia. Sau đó, Cục Hàng không Malaysia đã đính chính, thu hồi những cáo buộc
này.
Vì những thông tin bên ngoài
này mà nhiều giả thuyết được đưa ra trong đó Việt Nam là một trong số các quốc
gia che đậy sự thật về MH370.
(*) Một ý kiến trong bộ phim
về thông tin MH370 bị che giấu là do vào khoảng thời điểm MH370 mất tích, có 2
cuộc tập trận lớn diễn ra trong khu vực, một là của Malaysia với đồng minh và
cuộc tập trận còn lại có thể là cuộc tập trận không công khai của Hải quân Nhân
dân Việt Nam ở vùng biển phía Nam từ Thổ Chu đến Côn Đảo sau khi Việt Nam nhận
chiếc tàu ngầm Kilo thứ 2 vào giữa tháng 2/2014. Đây chỉ là một thông tin mà
Netflix đưa vào mang tính ám thị rất cao về một thuyết âm mưu máy bay có thể bị
bắn hạ bởi tên lửa phòng không giống vụ MH17.
(*) Florence de Changy, một
nhà báo Pháp từng công bố một thuyết âm mưu trong đó Việt Nam đóng vai trò “tiếp
tay” cho các quốc gia lớn bắn hạ MH370 vì các mục đích chính trị, cho phép tàu
chiến của các quốc gia lớn vào vùng lãnh hải 12 hải lý để tìm kiếm dấu vết máy
bay bị bắn hạ. Lần này, bà tiếp tục có mặt trong bộ phim của Netflix và đưa ra
thuyết âm mưu gần như y hệt lần công bố trước, chỉ khác mỗi đoạn Việt Nam đã bị
lược đi ít nhiều.
MH370: The Plane That
Disappeared là một bộ phim tài liệu đầy rẫy những thuyết âm mưu về chính trị và
các cường quốc. Những câu chuyện bên lề của bộ phim cũng rất phức tạp và đến
nay vẫn chưa bao giờ được khui ra hết. Và với một quốc gia liên quan trực tiếp
đến MH370 như Việt Nam, không tránh khỏi những thuyết âm mưu, thông tin không
rõ ràng, định hướng và đầy ám thị.
Nhận xét
Đăng nhận xét