Chuyển đến nội dung chính

BỞI CHIẾN TRANH NÀO PHẢI TRÒ ĐÙA!

BBC Tiếng Việt có đăng tải đưa ra một quan điểm rằng: “Vì lòng tự tôn dân tộc đang dần mất đi, nhắc đến Việt Nam người ta đều nghĩ đến chiến tranh mà chiến tranh có gì tự hào chứ?”

Đọc điều này, nó làm tôi nhớ lại câu chuyện trên Monster Box có một bài viết bàn về tính dân tộc của người Việt, đại khái nói rằng Việt Nam chúng ta không có bất kỳ công trình đồ sộ nào ở cả văn học, khoa học, kiến trúc… cũng chẳng đóng góp vào phát minh mang tính cách mạng nào. Người Việt Nam khá trung tính, chả có gì nổi bật, lại dễ dãi, mê hư vinh.

Họ còn trích dẫn câu nói của Tản Đà: “Dân hai lăm triệu ai người lớn/Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con.”, sau đó nói rằng dân Việt Nam còn “trẻ con” lắm, thích khen, ảo tưởng rất nặng trong tâm lý.

Tôi không đồng ý với nhận định này. Nó có thể, xin nhắc lại là có thể đúng với người Việt 100 năm trước, nhưng nó không đúng với người Việt bây giờ. Bởi tính dân tộc có thể được bồi đắp, phát huy, thích nghi và thay đổi.

Nhiều người Việt Nam chúng ta, nhất là những người già thường hay kể về chiến tranh, về quá khứ mất mát thương đau. Các ngày lễ lớn của đất nước đều gắn với những chiến thắng lịch sử của dân tộc. Khắp mọi miền đất nước đều có những đài chiến thắng, bia tưởng niệm hay di tích ghi lại tội ác của quân thù. Truyền thông chính thống luôn dành những bài viết trang trọng nhất về những trang sử hào hùng của dân tộc.

Nhắc lại để thế giới hiểu rẳng người Việt Nam có thể tha thứ chứ chưa từng lãng quên. Người Việt không hề tự hào về chiến tranh, chúng ta tự hào bởi rằng Việt Nam – một dân tộc nhỏ bé nhưng kiên gan, đã từng đánh bại những kẻ đế quôc xâm lược hung hãn và tham tàn như thế nào!

Một đất nước xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, một đất nước nổi tiếng vì thời gian chiến tranh còn nhiều hơn hòa bình, một đất nước đã phải từng đương đầu với 4/5 gã đế quốc trong Hội đồng bảo an, bị hầu như cả thế giới cấm vận và ngoảnh mặt, ấy vậy mà vẫn có một Việt Nam như ngày nay - ắt đất nước ấy phải có gì đặc biệt hơn, đúng không?

Ngày trước, tôi từng đọc qua hồi ức của một người lính chiến trường K (đánh Polpot), đọc xong gai ốc nổi cả lên vì xúc động. Nhớ có đoạn thế này.

“Chiến tranh, nói như một nhà thơ: “Nơi cao nhất thử lòng ta yêu đất nước”. Nhưng liệu mấy ai tự nguyện nhảy xuống bể acid để chứng minh giá trị vàng ròng của mình?

Chỉ những tên lính đánh thuê lưu manh, vô học cùng lũ lái súng mới mong mỏi chiến tranh mà thôi.

Nếu hô hào chiến tranh như một cách biểu thị lòng yêu nước thì có gì đó vừa khôi hài và nhẫn tâm. Khôi hài bởi người ta chưa biết như thế nào là chiến trận sa trường. Nhẫn tâm bởi vì chiến tranh luôn là thần hủy hoại sinh mạng, sự vui sống, của cải vật chất và những giá trị tinh thần cao đẹp khác.”

Nhưng ở trên đời, có những thứ đâu phải chúng ta cứ muốn là được. Đôi khi, người ta buộc phải lựa chọn điều không mong muốn nhất để bảo vệ cuộc sống của chính mình.

77 năm trước, Hồ Chủ Tịch đã phát biểu trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”

Vậy đấy các bạn ạ. Chẳng ai mong muốn chiến tranh cả, chỉ trừ bọn bất lương trục lợi từ nó mới muốn chiến tranh diễn ra để kiếm ăn trên xương máu đồng loại. Cái người Việt tự hào, đó là về những trang sử vàng của dân tộc.

Vậy là 19/12/1946 toàn quốc kháng chiến, khởi đầu cho 30 năm trường chinh gian khổ của dân tộc.

Ngày 07/05/1954, Việt Nam chúng ta làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu. Thế nhưng cái giá phải trả là ngàn vạn những người con đất Việt đã mãi mãi nằm xuống, không bao giờ dậy nữa.

Tiếp theo đấy là chặng hành trình 20 năm trường chinh gian khổ. Nước mắt chảy tràn tết Mậu Thân 1968 bởi “một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị”. 18/12/1972, Hà Nội thức trắng 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không, đánh gục ý chí quân xâm lược Mỹ, đổi lại là hàng ngàn thường dân vô tội đã chết oan dưới bom đạn kẻ thù.

Nhà cửa có thể sập, nhưng có một thứ không bao giờ sập, đó là ý chí sắt đá của quân dân Việt Nam. Những người lính bộ đội Cụ Hồ đã hành quân hàng trăm km trong đêm tối chỉ bằng sức của một bát cơm, hi sinh trọn một đời người chỉ bằng niềm tin tất thắng.

30/04/1975, Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào, chiến thắng lịch sử mùa xuân năm ấy đã trả về non sông một dải, nhưng cái giá phải trả là hàng triệu người Việt đã ra đi không hẹn ngày về.

Có người lính

Mùa xuân ấy

Ra đi từ đó không về.

Những người lính ấy ra đi vĩnh viễn không về, nhưng như lời nhạc sĩ Hoàng Hiệp thì “dòng tên anh khắc vào đá núi. Mây ngàn hóa bóng cây che”. Anh linh của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc vĩnh viễn trường tồn cùng hồn thiêng sông núi. Lúc lặng lẽ trong các nghĩa trang, khi sừng sững hiên ngang trên các tượng đài và bình yên siêu thoát trên từng nhành cây ngọn cỏ, trong tâm tưởng của mỗi người dân đất Việt.

Vào ngày 30/04 hàng năm, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đều tưng bừng náo nức kỷ niệm chiến thắng lịch sử 30/04/1975 Bắc Nam sum họp một nhà, giang sơn một dải gấm hoa. Chúng ta không tự hào về chiến tranh, càng không cố tình khoét sâu vết thương dân tộc. Nhưng phải ăn mừng chứ, phải kỷ niệm chứ! Tổ chức kỷ niệm là để cho thế hệ trẻ biết, nhớ và trân trọng xương máu của cha ông đi trước, rằng: Cái giá của tự do độc lập dân tộc nó đắt đến nhường nào!

Ở nước Nga – Xô Viết cũng vậy. Hơn bảy mươi năm đã trôi qua kể từ khi kết thúc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, bản đồ địa chính trị của hành tinh đã thay đổi đáng kể, thiên anh hùng ca của một Liên Xô chiến thắng chủ nghĩa phát xít đã bị tìm cách làm cho biến mất. Bên cạnh đó, các sự kiện của cuộc chiến đó từ lâu đã trở thành một ký ức xa vời, ngay cả đối với những người tham gia.

Nhưng tại sao điều làm người Nga tự hào nhất, luôn là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại? Và dĩ nhiên, ngày chiến thắng 09/05 là một trong những ngày lễ trọng đại nhất nước Nga.

Đó là bởi vì suốt từng bấy năm, nước Nga – Xô Viết cũng như Việt Nam chúng ta đã và đang cố gắng gìn giữ sự thật lịch sử, gìn giữ những ký chiến tranh đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử, hào hùng có, bi thương có. Đằng sau những ký ức đó, có số phận của hàng triệu người, nỗi buồn thương của họ và nỗi đau mất mát. Đằng sau những lời nói đó, còn có niềm tự hào, sự thật và ký ức.

Nhiều kẻ trơ trẽn đang, đã và sẽ tiếp tục bắt đầu chiến dịch xét lại lịch sử, âm mưu xóa đi những tội ác của chúng nó ra khỏi dòng chảy lịch sử của nhân loại rồi đấy!

Nhưng chỉ cần tinh thần dân tộc còn hiện hữu, lớp trẻ còn biết trân trọng xương máu cha ông, thì sự thật lịch sử sẽ mãi được bảo vệ!

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...