Chuyển đến nội dung chính

Những nguy cơ mất còn với mỗi cán bộ, đảng viên, Đảng và chế độ

“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị là sự phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh; thiếu niềm tin, hoài nghi, thậm chí phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng; xa rời các nguyên lý xây dựng Đảng, đòi Đảng từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ để hướng theo tư tưởng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; phê phán lịch sử thiếu khách quan; đòi xét lại con đường đi lên XHCN và cổ xúy con đường phát triển tư bản chủ nghĩa (TBCN); xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh lãnh tụ và lãnh đạo Đảng, Nhà nước...

Thực tế đổ vỡ của chế độ ở các nước XHCN tại Đông Âu và Liên Xô những năm 90 của thế kỷ XX cho thấy, “tự diễn biến” thường khởi đầu và chủ yếu về tư tưởng chính trị.

Khi tư tưởng chính trị chệch hướng, nhất là ở những người đứng đầu các cấp đã làm cho bộ máy của Đảng và Nhà nước bị chia rẽ, suy thoái dẫn tới "tự chuyển hóa"; và sụp đổ của thể chế chính trị là điều khó tránh khỏi. Bằng "vỏ bọc cộng sản", dưới danh nghĩa tiếp tục "đổi mới", họ đòi xét lại cơ sở, nền tảng lý luận và tư tưởng của Đảng, đường lối chính trị của Đảng trên những phương diện cốt tử nhất; cổ súy cho tư tưởng và quan niệm đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập; gắn kết chủ nghĩa cơ hội với chủ nghĩa bè phái và cục bộ địa phương, hình thành các "ô dù", cánh hẩu, “phe phái” trong Đảng, phân hóa đội ngũ đảng viên của Đảng, làm biến chất, phân rã, tê liệt Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức... Đây vẫn đang là sự cảnh báo chết người, rằng vì sao những năm qua, các thế lực thù địch luôn đặt trọng tâm lợi dụng và khoét sâu sự suy thoái, hủ bại về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" về tư tưởng chính trị, dùng mọi thủ đoạn mua chuộc, lôi kéo về vật chất làm hư hỏng về đạo đức, làm hủ bại hóa về lối sống trước hết nhằm vào các cơ quan lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ - đội ngũ hoạch định, tổ chức thực thi đường lối chính trị của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Nói cách khác, tùy theo đối tượng và phạm vi ảnh hưởng của họ, các thế lực thù địch sử dụng những phương thức, thủ đoạn, nội dung thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” khác nhau đẩy những người suy thoái, hủ bại về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống rơi vào chủ nghĩa đầu hàng, lâm vào vũng bùn phản bội chính trị.

Trên phương diện kinh tế, đó là sự phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; hạ thấp vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, đòi tư nhân hóa toàn bộ nền kinh tế, xóa bỏ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất để thay thế bằng chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất... Khi sở hữu tư nhân TBCN giữ vai trò chi phối cơ sở hạ tầng kinh tế thì kiến trúc thượng tầng XHCN tất yếu thay đổi, chế độ kinh tế XHCN được thay bằng chế độ kinh tế TBCN. Đó là đích tới của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực kinh tế trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch hiện nay.

Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống, thường là sùng bái văn hóa phương Tây, cổ xúy chạy theo lối sống tư sản; từ bỏ các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, các giá trị văn hóa, đạo đức XHCN; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận nền văn hóa cách mạng; thương mại hóa các hoạt động văn hóa, hạ thấp và xóa bỏ bản sắc văn hóa dân tộc; đề cao chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng... “Tự diễn biến” về văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống thường là “bà đỡ” và dung dưỡng cho “tự diễn biến” về tư tưởng chính trị.

Thực tiễn đang cho thấy, bọn phản động bên ngoài tìm cách móc nối, một số trường hợp đã “diễn biến” từ ta sang địch. Một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới; nhìn nhận, phê phán lịch sử thiếu khách quan; đòi đa nguyên, đa đảng theo mô hình dân chủ phương Tây; ảo tưởng về những mô hình phát triển kinh tế - xã hội xa rời thực tiễn. Các thế lực thù địch thường lợi dụng các hoạt động hợp tác về giáo dục, đào tạo để tuyển lựa, đưa người chui sâu, leo cao vào các cơ quan đảng, cơ quan nhà nước và ý đồ tạo dựng “ngọn cờ” trong số cán bộ, đảng viên được coi là có tư tưởng “cấp tiến” nhằm thực hiện “cách mạng màu” ở Việt Nam.

Một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ cao cấp, lại mượn cớ “phản biện”, quay ra công khai “tát nước theo mưa” phê phán thiếu căn cứ về sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính phủ, đòi xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lenin; một số đảng viên trí thức, văn nghệ sĩ, luật sư đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi “tam quyền phân lập” kiểu phương Tây. “… Trong đó một số chịu ảnh hưởng của khuynh hướng cơ hội, xét lại, muốn đưa đất nước đi con đường khác; thậm chí đã có người phản bội, đầu hàng…”(9).

Có thể gọi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là sự trượt dài của sự suy thoái tư tưởng chính trị khi mất kiểm soát ở mức độ nguy hiểm, là con đẻ của chủ nghĩa cơ hội chính trị, chủ nghĩa đầu hàng hay chủ nghĩa phản bội trên thực tế.

Suy thoái về tư tưởng chính trị tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là bước chuyển ngắn

Ở bước ngoặt của công cuộc đổi mới, trước tác động phức tạp của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, tư tưởng thực dụng chạy theo lợi ích vật chất tầm thường, lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân (và phường hội) đã làm cho một bộ phận đảng viên sống "phân thân", xa rời lý tưởng XHCN, sa sút đạo đức, tha hóa về lối sống. Thói sống phi đạo đức, tự do, vô kỷ luật, kèn cựa địa vị, mất đoàn kết, quan liêu mệnh lệnh, bè phái, cục bộ, mất dân chủ, tham nhũng đủ loại, coi thường Nhân dân... của không ít người đứng đầu các cấp chính là những “tấm gương đen tày liếp” vô hình làm lây lan và dung dưỡng sự suy thoái tư tưởng chính trị trong không ít đảng viên, kể cả những đảng viên giữ chức vụ cao cấp, trong hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang. Và, đến lượt mình, họ "ngã gục" và tự rơi vào chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa đầu hàng, phản bội chính trị. Sự suy thoái về đạo đức, nhân cách chắc chắn dẫn đến sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, thậm chí bôi nhọ, công kích lý tưởng.

Trước sự biến động của bước chuyển, không ít cán bộ, đảng viên kém rèn luyện, tu dưỡng bản thân; thiếu bản lĩnh chính trị, bản lĩnh sống lại bị chi phối bởi những tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập... nên họ trượt dài vào con đường suy thoái, biến chất. Trong khi, ở không ít nơi, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức ở nhiều lúc bị coi nhẹ, thậm chí bị thả nổi; kỷ cương, kỷ luật trong Đảng chưa nghiêm; chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt và triệt để đảng viên. Công tác phát triển Đảng ở nhiều nơi bị "khúc xạ", thậm chí sự mất cảnh giác cách mạng, đã mở lối cho các phần tử cơ hội, thậm chí cả những kẻ đầu hàng chui vào Đảng; các nguyên tắc sinh hoạt đảng bị buông lỏng; chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu nhất với cán bộ, đảng viên.

Trong không ít trường hợp, do buông lỏng pháp luật, thậm chí dung túng cho những việc làm sai trái của cán bộ, đảng viên, vô hình trung tiếp tay cho sự lộng hành cá nhân ngay trong bộ máy nhà nước, biến một số cơ quan nhà nước của Dân thành "của riêng", thành "công cụ" của số ít người. Không ít người do cơ hội, chạy chọt, luồn lọt, nịnh bợ... đã kiếm được một chức vụ nào đó và lấy đó làm cái để huyênh hoang, hợm hĩnh, dọa nạt cấp dưới và Nhân dân, làm tổn thương mối quan hệ máu thịt giữa Đảng - “đứa con nòi của giai cấp lao động” - với Nhân dân. Thậm chí người ta biến nó thành “vật sở hữu” để kéo bè cánh, phe nhóm, mặc sức trục lợi, gây sự phân liệt, rã rời... trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Thực tiễn chứng minh, tất cả những hoạt động không có nguyên tắc như thế đều dẫn tới sự đổ vỡ và thất bại.

Các biểu hiện mới trên là con đẻ của chủ nghĩa cá nhân (dưới mọi hình thức), chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa đầu hàng, với nhiều biến thể. Đặc biệt, hiện nay, trước sự thoái trào tạm thời của phong trào XHCN, với âm mưu "diễn biến hòa bình" của kẻ thù, “tự diễn biến” trong nội bộ rất tinh vi, núp dưới nhiều chiêu bài, có thể làm “đảo lộn” tình hình rất nhanh chóng. Các biểu hiện đó được dung dưỡng bởi cơ sở kinh tế - xã hội của nền sản xuất nhỏ, tâm lý tiểu tư sản, di họa tư tưởng đạo đức phong kiến và tư sản còn khá dai dẳng. Đặc biệt, trong bước chuyển sâu rộng và mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế với muôn mặt phức tạp của nó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, hủ bại về đạo đức và lối sống càng có cơ hội nảy nòi và lan rộng; trở thành “miếng đất sống” cho chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa đầu hàng phát tác, với tốc độ “tự chuyển hóa” ngày càng khó tiên lượng.

Thực tiễn từ các nước XHCN bị tan vỡ cho thấy, bất cứ sự đặc quyền, đặc lợi nào cũng xúc phạm và chà đạp lên sự tự do, dân chủ của Nhân dân; và thất bại là tất yếu. Đây là nguyên nhân của sự tha hóa, thoái hóa, trộm cắp quyền lực chính trị khi quyền lực nằm trong tay các đảng viên thoái hóa về tư tưởng chính trị, hủ bại về lối sống, đồi bại về phẩm hạnh đạo đức... Và cố nhiên, ở những nơi đó vai trò lãnh đạo có tính nguyên tắc của Đảng đối với Nhà nước hoặc bị "khúc xạ" hoặc bị vô hiệu hóa, hoặc vai trò của Nhà nước bị biến thành “vật tượng trưng” phục vụ cho mưu toan biến quyền lực mà Nhân dân giao cho thành vật "sở hữu" của riêng họ, gia đình họ, của riêng phe nhóm họ. Điều này đã làm băng hoại niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước ta.

Sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống mọc ra và phát tác rất nguy hiểm, dưới mọi hình thức và mức độ. Chúng gặm nhấm bản chất giai cấp công nhân, làm cho Đảng sa sút, đánh mất vị trí và vai trò tiên phong của người lãnh đạo, mưu đồ xô đẩy Đảng lâm vào vũng bùn của sự mất phương hướng, rối loạn dẫn tới bị phá vỡ hoặc tự diệt vong. “... Khi nào xa rời bản chất giai cấp công nhân, bản chất cách mạng và niềm tin cộng sản thì khi đó mắc sai lầm, khuyết điểm, thậm chí dẫn đến sai lầm về đường lối”(10).

Những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không diễn ra một cách độc lập, khép kín; mà trái lại, chúng vận động hết sức uyển chuyển, xuyên thấm vào nhau rất tinh vi và chuyển hóa rất phức tạp. Cái này là điều kiện, là tiền đề, là môi trường dung dưỡng của và cho cái kia; và ngược lại. Tất cả tích tụ, và có thể biến thành một thế lực có sức phá hoại ghê gớm và khôn lường. Lịch sử từng cảnh báo, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức của đảng viên, nhất là đảng viên giữ chức vụ cao cấp trong bộ máy của Đảng và Nhà nước là con đường ngắn nhất và trực tiếp hạ thấp, thậm chí thủ tiêu vai trò chính trị, thực lực chính trị và uy tín chính trị của Đảng, Nhà nước ở mức độ to lớn và hậu họa khôn lường. Nghĩa là, từ sự suy thoái về đạo đức, tư tưởng chính trị trong Đảng, tới mức nào đó, dẫn tới nguy cơ chệch hướng về chính trị và đẻ ra một nền chính trị suy thoái, một nền móng đạo đức chính trị suy bại... chỉ là một bước chuyển ngắn. Và, tích tụ tới mức nhất định, có thể dẫn tới nguy cơ về một nền chính trị, đạo đức suy thoái. Đó là khi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhân dân ta bị số đông cán bộ, đảng viên làm cho suy yếu một cách toàn diện và trầm trọng, có thể dẫn tới chệch hướng XHCN, tới mức nào đó, sẽ không thể kiểm soát.

Hơn nữa, lịch sử đang cảnh báo nghiêm khắc, rằng từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống tới mức nào đó sẽ dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước chuyển ngắn, thậm chí rất ngắn, sa vào phản bội mục tiêu phấn đấu và trách nhiệm của người cộng sản. Và, từ sự thoái hóa về tư tưởng chính trị, hủ bại về đạo đức, lối sống bước sang rất nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong mỗi cá nhân, nhất là những người giữ trọng trách, đặc biệt là người đứng đầu càng nguy hại và hiểm họa tới mức khôn lường. Đảng sẽ bị biến chất, không còn là đại biểu trung thành cho lợi ích của Nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam, Nhà nước XHCN bị biến chất không còn là Nhà nước pháp quyền của Dân, do Dân và vì Dân nữa, chế độ XHCN bị thay đổi và Nhân dân lao động bị tước bỏ quyền lực và trở thành người nô lệ và dân tộc bị lệ thuộc.

Nếu không được ngăn chặn kịp thời, triệt để sẽ dẫn đến tổ chức bị suy thoái, tự thối rữa và tự tan rã; khi ở tầm vĩ mô, sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị - xã hội và có thể dẫn đến việc Đảng mất vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội, dẫn đến sự chuyển hóa chế độ và làm sụp đổ chế độ XHCN ở Việt Nam.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...