Cựu chủ tịch Đại học Harvard, Derek Bock
đã từng nói: "Nếu bạn nghĩ giáo dục là đắt đỏ, hãy thử ngu dốt xem
sao!". Nếu bạn nghĩ rằng chi phí giáo dục quá cao, hãy thử chi phí của sự
thiếu hiểu biết.
Đúng, không biết từ khi nào, cả xã hội
đang nói với bạn rằng nếu bạn lười biếng và không chịu nỗ lực thì bạn chẳng bao
giờ thành công. Và có một sự thật là không cần nỗ lực rất sung sướng. Tại sao bạn
phải thức cả đêm để làm xong đống bài tập về nhà trong khi ngày mai lại có bài
tập mới và cứ thế bạn chẳng bao giờ làm xong bài tập, nằm xuống ngủ sớm có phải
tốt hơn không?
Tại sao bạn phải chi hàng triệu đồng tiền
học phí, tiền đó đi du lịch thì sướng phải biết! Tại sao bạn phải ép con học
hành chăm chỉ trong khi nó không muốn, để rồi làm cho mối quan hệ giữa bạn và
con cái trở nên căng thẳng, để chúng thoải mái là ổn!
Được thôi, nếu bạn đã nghĩ vậy thì đừng
làm việc chăm chỉ, đừng học, vui vẻ và tận hưởng mọi thứ, sử dụng thời gian học
để chơi game, đi du lịch, ở nhà xem phim. Ôi cuộc sống như thiên đường!
Tuy nhiên, trong vấn đề giáo dục trẻ
em, nếu tiền học của trẻ ở trường và không đi học là như nhau, điều đó có nghĩa
là, giai đoạn trước càng buông thả và lười biếng, thì cái giá phải trả sẽ rất đắt.
-01-
Cha mẹ nào cũng muốn con cái học hành tới
nơi tới chốn, dù biết học hành rất vất vả nhưng sau này con cái họ sẽ được sung
sướng. Học cao, hiểu rộng, công việc tốt, thu nhập cao... là những điều cha mẹ
nghĩ sẽ khiến đứa trẻ hạnh phúc, vậy điều gì thực sự quyết định hạnh phúc của một
người?
Bạn sẽ thấy rằng hạnh phúc phải liên
quan chặt chẽ đến hai chỉ số - phẩm giá và tự do. Phẩm giá là quyền của một người
được coi trọng và tôn trọng vì lợi ích riêng của họ, và được đối xử một cách có
đạo đức. Nó không thể tách rời với đức hạnh và địa vị xã hội của người đó.
Thật là vô ích khi có đức hạnh nhưng lại
không được trọng dụng. Bạn ở tầng lớp nào thì đó sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự
tôn trọng của người khác dành cho bạn. Tự do thì sao? Mọi người có ý chí tự do,
nhưng sự tự do mà xã hội này mang lại cho bạn bị hạn chế. Sự giàu có và địa vị
quyết định mức độ tự do của bạn. Đây là những gì chúng ta phải thừa nhận.
Bạn thường đọc báo trên mạng và biết có
những người trẻ tuổi đối mặt với sự bất mãn và những người "nhìn thấy sự
nghiệp và cuộc sống đã chết ở tuổi hai mươi", họ phải đối mặt với đôi mắt
lạnh lùng của xã hội và đối mặt với hai từ "bất tài" từ miệng đời.
-02-
Càng thờ ơ, bạn càng kiếm được nhiều lời
bào chữa cho chính mình.
Không ít người nghĩ rằng mình nghèo ít
cơ hội vào trường tốt, còn con cái của những gia đình trung lưu hay khá giả họ
có thể vào các trường quốc tế, hoặc đến các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.Hồ
Chí Minh để tiếp tục học tập. Không biết bao nhiêu người bắt đầu tức giận với
thực tế, đổ lỗi cho số phận rằng tôi không sinh ra trong gia đình giàu có nếu
không tôi sẽ được vào các trường quốc tế, du học thì tôi sẽ có nhiều cơ hội hơn
trong tương lai.
Rất nhiều câu "Nếu như" thốt
ra từ họ và họ dùng những suy nghĩ này để ngụy biện cho sự lười biếng của bản
thân. Nhưng họ nào biết mình bị những điều kiện vật chất làm cho mờ mắt, họ
không thể nhìn thấy rằng có nhiều học sinh nghèo khó đạt được học bổng vào các
trường danh tiếng bằng sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó nhiều người khác vẫn
đấu tranh và nỗ lực mặc cho thất bại có thể quật ngã họ. Họ không thể nhìn thấy
tương lai nhưng vẫn nỗ lực học tập vì họ tin rằng tri thức giúp họ thành công.
Có câu nói: Có kiến thức chưa chắc thay
đổi số phận, nhưng không có kiến thức thì không thay đổi được số phận. Miễn là
bạn vẫn đang làm việc chăm chỉ, có những khả năng và sở trường, chạy đua với thời
gian, vượt qua khó khăn và thành công.
-03-
Không học hành, bạn không thể nhìn rõ sự
việc, không hiểu được thế giới xung quanh diễn biến và tiến bộ tới đâu.
Trước đây, tin tức về sinh viên tốt
nghiệp Đại học Bắc Kinh là Trần Sinh và Lục Bộ Hiên bán thịt lợn không biết đã
nói bao nhiêu lần. Nhiều người nghĩ, học Đại học Bắc Kinh danh tiếng làm gì rồi
về bán thịt lợn? Tôi học hết tiểu học cũng làm được chứ không cần đến đại học.
Nhưng điều họ không biết là sinh viên Đại
học Bắc Kinh "bán thịt lợn" đã chứng minh khả năng thực sự của mình:
Hai người họ thực sự có thể bán 12 con lợn mỗi ngày. Sau đó Trần Sinh và Lục Bộ
Hiên đã thành lập một cửa hàng bán thịt. Sau đó, họ đã mở hàng trăm chuỗi cửa
hàng, và thu về hàng tỷ tệ.
Bạn cho rằng hai sinh viên của Đại học
Bắc Kinh học nhiều cuối cùng cũng đi bán thịt lợn như người nông dân bình thường.
Nhưng bạn không biết rằng nhờ học tập, họ đã tích lũy nhiều kiến thức và khả
năng để mở một doanh nghiệp, nền tảng tốt hơn, ngay cả khi công ty chỉ bán thịt
lợn.
Cái gọi là vô dụng, cái gọi là sinh
viên tốt nghiệp trường ưu tú không làm được việc lớn, trên thực tế, là một
trong những ví dụ rất cực đoan. Còn đối với người không biết gì, thích bàn ra
hoặc khinh rẻ ước mơ của người khác, tự bảo vệ mình bằng một chi tiết rất nhỏ,
hay so sánh người khác và đầu cơ ác ý với người khác.
-04-
Đừng coi việc học quá thực dụng.
Vậy mục đích của việc dạy và học tập là
gì? Có phải cho điểm cao để lên lớp, để vào trường chuyên lớp chọn hay vào đại
học? Không, việc học không phải như thế.
Việc học không phải chỉ để có được tấm
bằng đại học mà nó còn mở ra một thế giới thuận buồm xuôi gió. Việc học là để
biến bạn thành một con người có kiến thức để hiểu và suy nghĩ về mọi chuyện. Đó
là để bạn có một tâm lí vững vàng trước những thăng trầm của cuộc sống. Trong
tương lai, bạn có thể gặp khó khăn, bị kẹt trong những năm dài và đen tối, việc
học sẽ giúp bạn suy nghĩ, phán đoán và tìm cách thoát ra mà không đổ lỗi cho
hoàn cành.
Việc học là để có thể nói chuyện với vợ
hoặc chồng tương lai của bạn không chỉ để thảo luận về vấn đề cơm áo gạo tiền
mà còn để nói về giáo dục con cái như thế nào cho tốt. Khi đối mặt với áp lực
công việc, những chuyện vặt vãnh của gia đình, bạn sẽ có cách giải quyết tốt nhất
cho cả đôi bên mà những điều đó bạn được học ở trường.
Khi bạn học tập, bạn sẽ thấy sự kì diệu
của thế giới mà bạn chưa bao giờ để ý. Đó là những điều thực tế nằm ngoài chiếc
điện thoại di động. Bạn sẽ thấy rằng kiến thức của nhân loại là bao la vô tận
còn kiến thức của bản thân chỉ như hạt muối bỏ bể.
Những chiếc bình tinh tế rồi cũng có
ngày tan vỡ, và vẻ đẹp ngoại hình rồi cũng sẽ tàn phai theo thời gian. Chỉ những
cuốn sách bạn đã đọc và những kiến thức bạn đã học sẽ dần dần tích lũy trong đầu
và trở thành tài sản riêng của bạn.
Nỗ lực rất mệt mỏi, việc dạy học rất mệt
mỏi, và bản thân người học cũng vậy. Nhưng tất cả điều này đều có giá của nó. Đừng
sợ mệt mỏi, đừng sợ tốn thời gian, tiền bạc, đừng sợ rắc rối. Quan trọng hơn, đừng
thử chi phí cho sự ngu dốt, bạn sẽ rất đau khổ.
Nhận xét
Đăng nhận xét