Chuyển đến nội dung chính

KHÔNG THỂ CHE GIẤU BẢN CHẤT

Đã từ lâu, cái tên VOA - Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, dường như khá quen thuộc với mọi người. Nhưng nguồn gốc ra đời của đài này như thế nào? Ai đứng đằng sau họ? Nguồn tài chính ở đâu? Và sứ mệnh của họ là gì thì có lẽ vẫn còn nhiều người chưa biết. VOA là một trong những cơ quan dưới quyền của Hội đồng quản lý phủ sóng - BBG. Mà BBG là một cơ quan thuộc Chính phủ Hoa Kỳ và nhận sự tài trợ của Chính phủ Hoa Kỳ. Thế nhưng VOA lại bị cấm phát thanh trực tiếp đến công dân Mỹ. Sứ mệnh của VOA là gây xáo trộn xã hội để kích động quấy rối an ninh ở Việt Nam. Không những thế, VOA còn liên tục phát tán những bản tin với nội dung ngụy biện và xuyên tạc rằng ở Việt Nam không có tự do, dân chủ, nhân quyền và điều đó là do độc đảng mà ra. Như vậy, cái “đuôi cáo” và cũng là cái đích mà đài này hướng đến là muốn thay đổi chế độ ở Việt Nam.

Bằng chứng là ngày 14/6/2023, trên trang facebook của đài này đã phát tán bài viết với tựa đề: Bạo động ở Đắk Lắk - Gốc rễ là người dân tộc không khuất phục, không quy thuận người Kinh? Nội dung bài viết này có đoạn: Một số người am hiểu vùng Tây Nguyên của Việt Nam nhận định với VOA rằng vụ bắn giết cán bộ công quyền xảy ra ở tỉnh Đắk Lắk hôm 11/6 có nguyên nhân gốc rễ là người dân tộc thiểu số không chịu để người Kinh “đồng hóa”, “thực dân hóa”. Trong thời đại toàn cầu hóa thông tin vậy mà VOA cố tình bịt tai, che mắt thiên hạ bằng giọng điệu của những kẻ tâm thần phân liệt mới dám xúc phạm người đọc, người nghe bằng một nhận xét hết sức ngớ ngẩn: “Một số người am hiểu vùng Tây Nguyên của Việt Nam nhận định với VOA rằng…” Viết báo kiểu này thì ai nghe, ai tin và bị cấm phát sóng ở Hoa Kỳ cũng là điều dễ hiểu.

Chưa hết, trong bài viết này, VOA còn đưa ra dẫn chứng của “một nhà thầu giấu tên”: Đây là vấn đề về ý thức hệ của người đồng bào dân tộc thiểu số. Người ta không khuất phục trước sự thay đổi của người Kinh. Người Kinh mang đến văn minh, người ta cơ cấu lại các đơn vị hành chính. Người dân tộc không thích nghi được cái đấy. Dẫn chứng ý kiến, nhận định, đánh giá về một vấn đề nào đó ở một quốc gia có chủ quyền nhưng lại nói là “một nhà thầu giấu tên”(?!). Nếu thực sự có một nhà thầu nào đó đã nói vậy thì đây hoàn toàn là ý kiến chủ quan, quy chụp một cách khờ khạo và ngây ngô, nhưng vô cùng thâm độc. Vì ý kiến này đã được chính VOA nhào nặn với mục đích là chống phá chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời kích động những phần tử xấu, đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị gây mất trật tự an toàn xã hội.

Vẫn tiếp tục với giọng điệu “ăn không nói có”, “nhắm mắt nói mò”, VOA lại mượn lời “một nhà thầu giấu tên” để đưa ra nhận xét hết sức trắng trợn, lố bịch và trơ trẽn: Đây là vấn đề về ý thức hệ của người đồng bào dân tộc thiểu số. Người ta không khuất phục trước sự thay đổi của người Kinh. Người Kinh mang đến văn minh, người ta cơ cấu lại các đơn vị hành chính, xã này, phường này, công an xã này, mặt trận Tổ quốc này, cách quản lý mới. Người ta - người dân tộc thiểu số, không thích nghi được cái đấy. Người ta chỉ quen làng, xã, già làng và cái cơ cấu từ ngày xưa thôi. Đây là vấn đề hoàn toàn về ý thức hệ của người ta từ muôn đời xưa đến nay. Người ta có khuất phục thì đấy chỉ là vẻ bên ngoài. Nói nôm na, người Kinh không đồng hóa được mặc dù ở sát ngay cạnh người ta, sống chung với người ta. Trong khi đó, thực tế vụ việc đã là cái tát trời giáng vào mặt những kẻ chuyên xuyên tạc, bịa đặt và vu khống.

Theo thông tin từ Công an tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngày 20/6, cơ quan chức năng đã tạm giữ hình sự 74 đối tượng có liên quan đến vụ tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Hành động dã man của chúng đã cướp đi sinh mạng của 9 người và một số người bị thương. Tại trụ sở công an, Y Tim Niê là một trong những đối tượng có hành vi man rợ nhất đã tự thú: Khi xông vào trụ sở UBND xã, chúng tôi đập vỡ cửa kính, bắn cán bộ, rồi dùng vũ khí thô sơ giết các nạn nhân và ném bom xăng để đốt phá UBND xã. Trên đường di chuyển, chúng tôi đã chặn xe, bắn chết lái xe và người dân khi gặp. Còn tên cầm đầu vụ tấn công là Y Thô Ayun đã khai: Chúng tôi nhận được chỉ đạo, nếu gặp cán bộ và Công an xã thì giết chết, cướp tài sản, súng đạn và đốt phá trụ sở.

Như vậy, hành vi khủng bố của những đối tượng nêu trên đã thể hiện rõ có tổ chức, rất manh động, liều lĩnh, man rợ, mất nhân tính, hết sức nguy hiểm và hậu quả gây ra đặc biệt nghiêm trọng, gây mất an ninh, trật tự ở cơ sở. Để tập hợp người cùng vũ khí, Y Thô Ayun chỉ chọn những người dân tin tưởng để tuyên truyền và hứa nếu ai tham gia thì sẽ có được cuộc sống giàu sang ở nước ngoài. Và mục đích cuối cùng của nhóm tội phạm này là làm mất an ninh trật tự để gây tiếng vang ở nước ngoài… Ấy vậy mà cũng trên trang facebook của VOA ngày 13/6/2023, lại phát tán bài viết có tựa đề: Giới quan sát - Tấn công vũ trang ở Đắk Lắk có gốc rễ sắc tộc, đất đai, tôn giáo. Trong bài viết này có đoạn: Việc nhóm vũ trang bắn chết người tại trụ sở cơ quan công quyền ở Đắk Lắk hôm 11/6 có nguyên nhân sâu xa từ việc phân biệt sắc tộc, tranh chấp đất đai và đàn áp tôn giáo. Nếu Nhà nước này không cải thiện được hành vi đối xử đối với người Tây Nguyên về đất đai, tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền thì sẽ có rất nhiều vụ việc như thế xảy ra?

Thật là ngông cuồng đến mức trơ trẽn, trong khi đó, tại hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 6/2023, thông tin nhanh về vụ việc gây mất an ninh trật tự tại Đắk Lắk, Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Chánh văn phòng Bộ Công an đã khẳng định: Nếu không có đồng bào nhân dân tỉnh Đắk Lắk ủng hộ thì không thể trong một thời gian rất ngắn, lực lượng công an đã truy bắt được toàn bộ số đối tượng cầm đầu và hầu hết các đối tượng tham gia trực tiếp vụ việc… Và khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Vietnamnet, ông Y Pri Niê (SN1940), người dân tộc Ê Đê, già làng buôn Sút M’Đưng, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cho biết: Khi nghe con cháu kể lại vụ việc xảy ra tại trụ sở xã Ea Tiêu và Ea Ktur bị tấn công, tôi vô cùng bức xúc. Sự việc nêu trên được xem là đặc biệt nghiêm trọng, gây phẫn nộ trong nhân dân. Đặc biệt là các già làng, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

Còn ông Y Wem Niê (SN1950), dân tộc Ê Đê, là người có uy tín ở buôn Sut M’drang, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk khẳng định, hành động của các đối tượng nêu trên là tội ác, man rợ và không thể coi là thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin vì các cấp ủy, chính quyền địa phương đã nhiều lần tuyên truyền, giáo dục. Hành động của nhóm người này là có tổ chức và rất tàn ác nên phải xử lý thật nghiêm để răn đe người khác… Thành ngữ Việt có câu “ăn không nói có” là ám chỉ ai đó điêu ngoa, chuyên đặt điều, vu khống cho người khác. Và câu thành ngữ này hoàn toàn phù hợp VOA cùng những kẻ ăn theo nói leo là RFI, BBC, RFA. Từ xưa tới nay, người đặt điều, vu oan hoặc giá họa cho người khác đều là những kẻ xấu và không chỉ bị người thân ruồng bỏ mà cả giống nòi cũng khinh./.

 


 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N