Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và trên cơ sở Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 31/3/2023 của Chính phủ về Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 03/2023, Chính phủ đã Quốc hội về dự án Luật Căn cước.
(2) Bảo đảm từng bước thay thế các giấy
tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực các thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ
sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ căn cước công dân, ứng dụng
định danh điện tử quốc gia (VNeID), trong đó, tập trung thực hiện ngay đối với
một số giấy tờ như: Bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy
phép hành nghề, tiêm chủng, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức...
(3) Nghiên cứu, triển khai thí điểm việc
ứng dụng các tính năng, tiện ích có sẵn của chíp điện tử trên thẻ căn cước
công dân đối với các lĩnh vực tài chính, hoạt động ngân hàng và một số lĩnh vực
phát triển kinh tế, xã hội khác.
(4) Triển khai rộng rãi việc ứng dụng
các tính năng, tiện ích của chíp điện tử trên thẻ căn cước công dân đối với
các lĩnh vực tài chính, hoạt động ngân hàng (mở tài khoản, nhận biết khách
hàng, thanh toán, cho vay, ví điện tử...) và một số lĩnh vực phát triển kinh tế,
xã hội khác.
(5) Triển khai ứng dụng các tính năng của
chíp điện tử gắn trên thẻ căn cước công dân và ứng dụng VNeID trong các lĩnh vực
của đời sống, xã hội nhất là các lĩnh vực chuyển đổi số mạnh nhất như: Ngân
hàng (mở tài khoản, nhận biết khách hàng, thanh toán, cho vay, ví điện tử...),
tài chính, viễn thông, điện, nước.
(6) Đánh giá rà soát các văn bản pháp
luật để triển khai thực hiện tích hợp thông tin các giấy tờ cá nhân vào thẻ căn
cước công dân gắn chíp.
Bên cạnh đó, Quyết định số 942/QĐ-TTg
ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dữ liệu số quốc gia tạo nền
tảng cho triển khai Chính phủ số, bảo đảm cung cấp, chia sẻ dữ liệu chất lượng
thông suốt giữa các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật để hỗ trợ phát
triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số đã xác định nhiệm vụ nâng cao việc ứng
dụng cơ sở dữ liệu, phát huy giá trị của thẻ căn cước công dân vào các hoạt động
quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và khu
vực, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia theo Chiến lược phát triển Chính phủ điện
tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Do đó, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
trong thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt
ra hiện nay, cần thiết phải sửa đổi Luật Căn cước công dân năm 2014 để tạo cơ sở
pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta.
Trong quá trình lập đề nghị xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi),
Chính phủ đã thống nhất thông qua 04 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật;
trong đó, bao gồm cả chính sách về việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người
gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch và
căn cước công dân điện tử (tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam).
Vì vậy, để cụ thể hoá các chính sách nêu trên trong dự thảo Luật được đầy đủ,
chặt chẽ, bảo đảm tính bao quát và phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp
dụng của Luật, Chính phủ đã chỉnh lý tên gọi của dự án Luật từ “Luật Căn cước
công dân (sửa đổi)” thành “Luật Căn cước”.
Từ các căn cứ nêu trên, việc xây dựng dự án Luật Căn cước là cần
thiết.
Nhận xét
Đăng nhận xét