Chuyển đến nội dung chính

THANH XUÂN CỦA NHỮNG NGƯỜI LÍNH ĐÁNG GIÁ BAO NHIÊU?

Thi thoảng, mình vẫn thấy thường thấy người ta dùng hai chữ “thanh xuân” nói về chuyện này chuyện kia, chuyện gia đình, chuyện yêu đương… Nhưng, đại đa phần chúng ta còn được sống với “thanh xuân”, làm bất cứ điều gì chúng ta thích làm hoặc muốn làm. Còn có những lớp người “thanh xuân” của họ chỉ là hai chữ Tổ Quốc và cũng với rất nhiều người, không hề được trải qua thanh xuân một cách trọn vẹn.

Họ dùng “thanh xuân” của họ để chúng ta có được “thanh xuân”... Có một đoạn thơ rất hay của Thanh Thảo:

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

Có một câu nói đầy xúc động trong Mùi Cỏ Cháy: "Mùa hè năm ấy hy sinh nhiều quá, toàn là lính trẻ". Trong trường Bách Khoa, có Tượng đài Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ quốc nhằm tri ân lớp sinh viên lên đường vào mùa hè 1972...

Trên dãy Trường Sơn có một ngôi đền gọi là Đền Vọng, nơi này dùng để thờ tự cho hương hồn của hơn 13 ngàn người lính, thanh niên xung phong, dân quân đã hy sinh ở Trường Sơn trong chiến dịch 6000 ngày trên tuyến đường Hồ Chí Minh mà không thể tìm được thi hài. Lý do mà không thể tìm được có thể do thịt xương đã hòa tan vào với đất, có thể bị chôn vùi ở nơi đâu, bị lũ quét cuốn trôi đi, bị thú rừng đào bới …. Linh hồn của những chiến sĩ luôn cần được sưởi ấm. Sự hy sinh nào cũng là máu xương!

Mình có một người bạn vừa đi viếng Nghĩa trang Quốc gia Đường 9 cùng với gia đình, khi bạn ấy tìm đến khu mộ của tỉnh Hải Dương thì thấy trên bia mộ của một chiến sĩ binh nhất thuộc sư đoàn 308, có ghi năm sinh là 1955 và hy sinh vào năm 1972, tức là chiến sĩ ấy hy sinh khi chỉ vừa mới 17. Một độ tuổi còn quá trẻ, quá nhiều hoài bão, quá nhiều khát khao… Một độ tuổi 17 mà với thế hệ hiện nay, nhiều khi còn chưa vững bước được trên cuộc đời mà những con người ấy đã phải gánh vác trên vai sự sinh tồn, tính an nguy của một quốc gia, một dân tộc.

Có một câu chuyện mà mình nghe được rằng, khi một bà mẹ Việt Nam anh hùng nhận được tiền trợ cấp, bà mẹ “trách” nhẹ rằng: “Tiên sư, nó chết rồi mà vẫn nuôi mẹ”. Chàng trai ấy ra đi vào năm 18 tuổi và hy sinh ở mặt trận Trị Thiên sau đó một năm. Một bà mẹ khác khóc rơi nước mắt: “Con đi thì tôi dễ mất con, giữ con lại thì mất nước”... Thanh xuân của những người mẹ, người vợ, người con khi đợi chồng, đợi cha đầy mòm mỏi và ám ảnh, luôn phải trong tình trạng xác định “đi là sẽ hy sinh”. Và có những người mất cả cuộc đời cũng chẳng thể đón được người thân trở về, dù chỉ là một nhánh xương khô hoặc một nắm tro cốt…

Mình nhớ hồi bé khi đi qua nghĩa trang liệt sĩ, có một bà dọa mình và đám bạn rằng: “Vào đó ma bắt đi đấy”. Sau này lớn hơn vào tuổi, học được lịch sử của dân tộc và hiểu những lời dạy của ông bà cha mẹ, mình nghĩ rằng, những người đã nằm xuống đều là những anh hùng, họ đã hy sinh cho chúng ta thì sẽ không bao giờ bắt hay muốn làm hại chúng ta… Ngược lại, họ luôn sống mãi và che chở cho chúng ta...

Lịch sử thì vẫn trôi qua từng giây từng phút, cuộc sống vẫn phải tiếp diễn cho dù điều gì đã đang hoặc sẽ diễn ra


. Mình biết rằng, những con người ấy đã có một thanh xuân rất đẹp...

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...