Ông TS Nguyễn Tùng Lâm, GS Nguyễn Minh
Thuyết đang cố ngăn Bộ GD&ĐT biên soạn, phát hành SGK chỉ vì sợ khi có SGK
do nhà nước phát hành sẽ không ai mua sách SGK do tư nhân biên soạn như lời 2
ông phát biểu. Phát biểu của 2 ông được ngụy trang với vỏ bọc mỹ miều là
"Xã hội hóa giáo dục" để dẫn dắt dư luận.
Thực chất 2 ông này đang hiểu "Xã
hội hóa giáo dục" là "Tư nhân hóa" tuyệt đối việc biên soạn và
phát hành SGK. Việc các ông phát biểu như trong bài bộc lộ rõ việc bảo vệ lợi
ích của nhóm biên soạn.
Trong khi đó, ông Bộ trưởng Nguyễn Kim
Sơn lại đang lúng túng trước những lập luận ngụy biện của mấy ông kia, rằng
"Bộ GD&ĐT không nên vừa đá bóng vừa thổi còi". Ông Sơn đang đánh
mất vai trò quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT đối với việc biên soạn, phát hành
SGK cho học sinh đấy!
Với học vị Tiến sĩ, học hàm Giáo sư như
2 ông mà còn hiểu sai về xã hội hóa giáo dục như trên thì còn ai hiểu đúng? Buồn
hơn khi 2 ông còn hiểu sai cả câu nói "Vừa đá bóng vừa thổi còi" để bảo
vệ lợi ích cho nhóm tư nhân biên soạn SGK tai tiếng thời gian vừa qua.
Nói rõ thêm, chủ trương xã hội hóa giáo
dục là đúng đắn, giúp giảm tải gánh nặng về SGK, đồng thời tạo thuận lợi cho
nhà trường, học sinh được lựa chọn bộ SGK phù hợp. Tuy nhiên, xã hội hóa việc
biên soạn SGK không có nghĩa là việc biên soạn, phát hành SGK sẽ do tư nhân đảm
nhiệm 100%. Mặt khác, xã hội hóa giáo dục, cụ thể là xã hội hóa việc biên soạn,
phát hành SGK trên hết vẫn phải phục vụ mục tiêu, lợi ích cộng đồng, lợi ích
dân tộc chứ không chỉ vì lợi nhuận.
Nếu hiểu như ông Lâm, ông Thuyết thì
nhà nước sẽ không biên soạn, phát hành SGK nữa, việc đó giao cho tư nhân làm
100% thì rất nguy hiểm.
Thưa rằng, dù là tư nhân được bình đẳng
với nhà nước trong biên soạn SGK thì vẫn phải chịu sự quản lý nhà nước của các
cơ quan chức năng, trong đó Bộ GD&ĐT là nòng cốt. Với SGK, Bộ GD&ĐT sẽ
vẫn phải quản lý mọi khâu từ nội dung, hình thức của sách cho đến các khâu phát
hành, lựa chọn và giá cả.
Nhận xét
Đăng nhận xét