Chuyển đến nội dung chính

CHỈ CÓ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI MỚI MANG LẠI ẤM NO, TỰ DO, HẠNH PHÚC

Thời gian qua, có nhiều quan điểm sai trái, thù địch xuất hiện cho rằng, sự ra đời tư tưởng và chế độ xã hội chủ nghĩa là một sai lầm của lịch sử. Rằng, không cần có chủ nghĩa xã hội thì con người vẫn có ấm no, tự do, hạnh phúc. Đây thực chất là quan điểm phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, phủ nhận bước tiến kiên quyết và tất yếu của lịch sử nhân loại. Bởi lẽ, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc thực sự cho con người.

Ấm no, tự do, hạnh phúc là mong muốn, khát vọng của con người từ khi con người xuất hiện trên trái đất. Tuy vậy, có thể nói, từ khi xã hội loài người được hình thành cho đến nay, chưa có giai đoạn nào loài người được thực sự ấm no, tự do, hạnh phúc.

Giai đoạn xã hội chưa thành văn, xã hội nguyên thủy mặc dù chưa xuất hiện giai cấp, áp bức, bóc lột, con người hoàn toàn bình đẳng nhưng không có ấm no, tự do, hạnh phúc. Bởi lẽ, thời kỳ này, sức sản xuất chưa phát triển nên con người chưa thể hiện được vai trò của mình trong lao động sản xuất, chiếm lĩnh tự nhiên. Năng suất lao động thấp, của cải làm ra chưa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao và phong phú, nên con người chưa thể có no ấm.

Mặt khác từ khi loài người xuất hiện, con người luôn mong muốn khẳng định định vị trí, vai trò của mình trong sự phát triển thế giới. Tuy vậy, trong thời kỳ đầu của lịch sử, khả năng hiểu biết của con người còn hạn chế, nên con người chưa nắm được các quy luật của tự nhiên. Con người gần như phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Người nguyên thuỷ không nắm được quy luật tự nhiên, chưa hiểu biết về chính mình nên đã nảy sinh tâm lý sợ hãi, sự phụ thuộc, bị chi phối, mất đi vai trò chủ thể, tính chủ động, tích cực của chính mình. Con người thậm chí còn không dám tác động, chinh phục, cải biến tự nhiên. Khi tôn giáo xuất hiện, niềm tin tôn giáo xuất hiện, làm tăng thêm sự phụ thuộc vào những lực lượng xa lạ bên ngoài con người. Nếu hiểu tự do là nhận thức được các quy luật của cái tất yếu thì con người thời kỳ này chưa thể có tự do.

Không có ấm no, không có tự do thì con người không thể có hạnh phúc. Nói cách khác, con người chỉ hạnh phúc nếu có cuộc sống no ấm, được làm những gì mình muốn, thoát khỏi sự phụ thuộc, sự chi phối, khẳng định được vai trò chủ thể của mình trong xã hội.

Khi đồ sắt xuất hiện (khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN), làm cho sức sản xuất phát triển mạnh mẽ. Con người ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong thế giới, chinh phục được giới tự nhiên, tạo ra nhiều của cải để thoả mãn nhu cầu. Tuy nhiên, của cải dư thừa làm xuất hiện chế độ tư hữu. Chế độ tư hữu xuất hiện làm xuất hiện những tập đoàn người có lợi ích đối kháng nhau, do sự khác nhau về địa vị của họ trong hệ thống sản xuất xã hội, khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội, và khác nhau về phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng. Những tập đoàn đó là những giai cấp trong xã hội. Đối kháng lợi ích giữa những giai cấp dẫn đến những cuộc đấu tranh giai cấp. Xã hội có giai cấp đầu tiên là xã hội chiếm hữu nô lệ (xuất hiện khoảng thế kỷ thứ VIII TCN). Ph.Ăngghen viết: “toàn bộ lịch sử đã qua đều là lịch sử đấu tranh giai cấp”.

Sự biến đổi căn bản nhất của xã hội loài người từ khi có giai cấp đó là xuất hiện tình trạng áp bức, nô dịch giữa người với người. Những người có quyền năng không chỉ chiếm đoạt của cải của cộng đồng tạo nên sự bất bình đẳng, bất công xã hội,mà còn nô dịch lao động của người khác. Lúc này, đa số những người bị chiếm đoạt, bị áp bức, nô dịch không thể có ấm no, tự do và hạnh phúc. Những điều này chỉ thuộc về thiểu số người trong xã hội.

Từ xã hội chiếm hữu nô lệ, trải qua chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản chủ nghĩa, điều này cũng không thay đổi. Ấm no, tự do, hạnh phúc vẫn thuộc về số ít giai cấp thống trị, đó là địa chủ, quý tộc, tư sản. Đa số các giai cấp lao động, bị áp bức vẫn không có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

Năm 1844, trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học 1844, C.Mác viết: trong xã hội tư bản, “Người công nhân sản xuất ra càng nhiều của cải, sức mạnh và khối lượng sản phẩm của anh ta ngày càng tăng thì anh ta càng nghèo. Người công nhân ngày càng tạo ra nhiều hàng hóa, anh ta lại trở thành một hàng hóa càng rẻ mạt. Thế giới vật phẩm càng tăng thêm giá trị thì thế giới con người càng mất giá trị”.

Trong xã hội tư bản, người lao động mất tự do trong lao động, trong cuộc sống: “Con người (công nhân) chỉ cảm thấy mình hành động tự do trong khi thực hiện những chức năng động vật của mình -ăn, uống, sinh con đẻ cái, nhiều lắm là trong chuyện ở, chuyện trang sức…, - còn trong những chức năng con người của anh ta thì anh ta cảm thấy mình chỉ còn là con vật. Cái vốn có của súc vật trở thành chức phận của con người, còn cái có tính người thì biến thành cái vốn có của súc vật”.

Trong tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân ở Anh (1844 - 1845), Ph.Ăngghen đã phân tích sâu sắc cuộc cách mạng công nghiệp, nội dung kinh tế và hậu quả xã hội của nó cũng như những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. Bằng những chứng cứ sinh động của cuộc sống và những tài liệu phong phú của chính quyền tư sản, Ph.Ăngghen đã vẽ nên bức tranh hiện thực của cuộc đời những người lao động. Ông viết: “Tính tham lam bỉ ổi của giai cấp tư sản đã tạo nên bao nhiêu là bệnh tật! Phụ nữ mất khả năng sinh đẻ, trẻ con tàn tật, đàn ông yếu đuối xanh xao, nhiều người tàn phế, toàn bộ nhiều thế hệ có nguy cơ bị diệt vong, bị kiệt sức và ốm yếu, - mà tất cả chỉ là để nhét cho đầy túi của giai cấp tư sản!”.

C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định, chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là chế độ tư hữu hoàn bị nhất. Vì vậy, các giai cấp lao động trong xã hội tư bản bị bóc lột triệt để nhất. Không chỉ áp bức, nô dịch lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã mở rộng sự áp bức, nô dịch ở các nước thuộc địa trên phạm vi quốc tế; bóc lột giữa tư bản và lao động nói chung. “Cùng với giai cấp tư sản, chế độ tư hữu cũng sẽ bị sụp đổ, và thắng lợi của giai cấp công nhân sẽ vĩnh viễn chấm dứt mọi sự thống trị giai cấp và đẳng cấp”.

Đến thời kỳ chủ nghĩa đế quốc, đa số nhân dân lao động thế giới không có ấm no, tự do, hạnh phúc. Vì vậy, mong muốn có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc tiếp tục là khát vọng của nhân loại. Tuy nhiên,trong thời kỳ này,cuộc đấu tranh của các giai cấp bị áp bức, bóc lột đã giành được những thắng lợi to lớn. Cách mạng tháng Mười năm 1917 đã mở ra thời đại mới, thời đại đấu tranh, giải phóng cho khát vọng của nhân loại, để xây dựng chế độ xã hội, chế độ xã hội hướng đến sự giải phóng và phát triển toàn diện con người, hiện thực hoá khát vọng ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân loại.

Chế độ xã hội chủ nghĩa, sau là chế độ cộng sản chủ nghĩa xoá bỏ chế độ tư hữu tức là xoá bỏ sự khác nhau về địa vị của các tập đoàn người trong hệ thống sản xuất xã hội, xoá bỏ sự khác nhau về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và xoá bỏ sự khác nhau về sự thụ hương lợi ích xã hội, tạo cơ sở thực hiện sự công bằng, bình đẳng cho mọi người trong xã hội.

Theo lý tưởng cộng sản, mọi đối kháng giai cấp trong xã hội cộng sản sẽ mất đi. Vì vậy, công cụ chuyên chính của các giai cấp thống trị là nhà nước sẽ mất đi, theo đó sẽ không còn áp bức, nô dịch giai cấp. Khi áp bức giai cấp bị xoá bỏ thì tình trạng nô dịch dân tộc sẽ mất đi.

C.Mác và Ph.Ăngghen từng nói: áp bức giai cấp là nguyên nhân căn bản, sâu xa của áp bức dân tộc; nên hãy xoá bỏ tình trạng giai cấp này đi áp bức giai cấp khác thì tình trạng dân tộc này đi áp bức giai cấp khác sẽ mất đi. Khi áp bức dân tộc không còn thì dân tộc được tự do. Con người trong xã hội đó được giải phóng thực sự. Mặt khác, khi con người được giải phóng, không bị giới hạn bởi những điều kiện ràng buộc, con người có thể phát huy tối đa mọi khả năng của mình, khẳng định tốt nhất những năng lực bản chất của mình. Khi đó con người có thể tạo ra của cải với năng suất rất cao, đáp ứng mọi nhu cầu của mình. Nghĩa là con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

Trong quá trình nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Đến hôm nay, chủ nghĩa xã hội mới đang trong quá trình xây dựng, cách mạng xã hội chủ nghĩa chưa giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi thế giới. Tuy nhiên, như C.Mác khẳng định: “chủ nghĩa cộng sản là hình thức kiên quyết của tương lai sắp đến”. “Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Bởi đó là con đường duy nhất đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân lao động và cả xã hội loài người./.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N