Tiếp tục xung quanh câu chuyện dạy và học,
thấy dư luận bình luận xôi nổi về quan điểm “dạy học không phụ thuộc vào sách
giáo khoa” và có người ủng hộ, có người phản đối. Quan điểm của ad cho rằng Bộ
Giáo dục và Đào tạo nên cân nhắc kỹ càng và lấy ý kiến của nhân dân để có quyết
định hợp lòng dân.
Theo quan điểm của nhiều chuyên gia
giáo dục, khả năng sáng tạo của giáo viên là yếu tố quan trọng trong việc giảng
dạy hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc giáo viên không nên bị ràng buộc bởi
những hạn chế của sách giáo khoa. Tuy nhiên, trước khi làm được điều này cần có
sự chuẩn bị và đổi mới rất lớn từ phương pháp dạy học, cách thức dạy học và
phương tiện hỗ trợ dạy học để học sinh có thể tiếp thu tốt kiến thức.
Liệu việc dạy học không phụ thuộc vào
sách giáo khoa có thể dẫn đến sự tùy tiện trong việc giảng dạy hay chăng? Bởi
vì sách giáo khoa được xây dựng, biên soạn và thẩm định có sự tham gia của các
chuyên gia giáo dục, có sự cân nhắc kỹ càng về nội dung cũng như phương pháp dạy
học. Việc hoàn toàn thoát ly sách giáo khoa có thể làm mất đi sự đồng nhất và
chất lượng trong việc giảng dạy. Chưa kể đến việc giảng dạy một số môn quan trọng
như lịch sử, nếu giảng dạy mà không có sách thì giáo viên có khả năng sẽ bị sót
hoặc lỡ những kiến thức lịch sử quan trọng hay kinh nghiệm quý báu, truyền thống
quý báu của dân tộc thì rất nguy hiểm.
Tôi nghĩ rằng giáo viên giảng dạy dựa
vào sách giáo khoa vẫn phát huy được khả năng sáng tạo của giáo viên. Mấy chục
năm nay, các thầy giáo, cô giáo vẫn đứng trên bục giảng và đạo tạo ra nhân tài
cho đất nước đấy thôi. Nhiều giáo viên vẫn có những sáng tạo, sáng kiến góp phần
nâng cao hiệu quả cho việc dạy và học.
Vậy nên tôi nghĩ rằng không nên coi nhẹ
vai trò của sách giáo khoa, bởi đó được coi như “bản lề” của giáo dục Việt Nam.
Mong rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần cân nhắc cẩn thận để thực hiện quan điểm
này một cách hiệu quả và bền vững.
Đó là quan điểm của ad, còn các bạn nghĩ sao, xin mời bình luận ở
phía dưới.
Nhận xét
Đăng nhận xét