Chuyển đến nội dung chính

THANH TRA TOÀN DIỆN LIÊN QUAN ĐẾN SÁCH GIÁO KHOA - CÚ ĐẤM NGÀN CÂN ĐẤM GỤC LOẠN SÁCH GIÁO KHOA!

Trong lịch sử giáo dục nước ta, Chu Văn An được người đời sau là "vạn thế sư biểu", nghĩa là "người thầy của muôn đời". Trần Nguyên Đán đánh giá đạo học của ông cao như Bắc Đẩu, Thái Sơn, có khả năng “xoay làn sóng biển học làm cho phong tục trở lại thuần hậu,… chính sự và giáo hoá được đổi mới”.

Hiện nay, nghiên cứu về tư tưởng, nội dung và phương pháp giáo dục của Chu Văn An là rất khó khăn, bởi những tác phẩm của ông không còn được lưu giữ một cách đầy đủ. Cuộc Bắc thuộc lần thứ tư 1407 - 1428, giặc Minh đã cho đốt hoặc mang sử sách, thư tịch về Yên Kinh. Tuy nhiên, trong tâm thức dân tộc, ông luôn được thừa nhận là một nhà giáo dục hành động chứ không phải là một nhà giáo dục thuần lí và triết lí giáo dục của ông là triết lí hành động, triết lí thực tiễn. Triết lý tư tưởng “hữu giáo vô loại”, giáo dục không phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo, con quan hay thứ dân của Ông đã để lại cho đời những bài học sâu sắc.

Trong giáo dục và đào tạo học trò, Chu Văn An quan tâm đến việc biên soạn sách để giúp cho người học có được tài liệu học tập. Đây là một điểm mới trong cách quan niệm về nội dung và phương pháp giáo dục của ông và “Tứ thư thuyết ước” đã ra đời. Việc Chu Văn An viết sách không chỉ đơn giản là để làm tài liệu học tập mà cao hơn cả là qua đó, để gìn giữ và khuếch trương di sản văn hóa của dân tộc (dùng chữ Nôm), khẳng định sự độc lập về văn tự đối với nền văn hóa Hán. Cũng trong các tác phẩm ấy, để thể hiện rõ tính chất dân tộc trong văn hóa, thi ca, ông không hề vay mượn những điển tích ngoại lai mà chỉ miêu tả những gì hiện thực trước mắt, những cảnh đẹp thiên nhiên và con người Đại Việt. Đây là phong cách đặc biệt trong các nhà nho thời Trần mà đi đầu là nhà sư phạm mẫu mực Chu Văn An.

Trái với Chu Văn An, cái gọi là "giáo dục khai phóng", với tư tưởng của vị nguyên bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo là "tiền ít đừng đòi hỏi chất lượng cao"....Cải cách đủ các kiểu và sách vô tội vạ với đủ thể loại nhà xuất bản khác nhau. Loạn sách giáo khoa, loạn xã hội. Gần vào học nhưng phụ huynh chẳng biết chọn sách nào cho con, các trường học cũng chẳng biết đường nào mà lần, chẳng biết sách gì mà chọn. Những người được chọn để làm Tổng Chủ biên sách giáo khoa như Nguyễn Minh Thuyết lại là một trong 72 kẻ đòi xoá điều 4 của Hiến pháp. Vậy nên chẳng có gì khó hiểu khi họ định bỏ môn lịch sử hoặc tích hợp vào các môn học khác. Trương Vĩnh Ký, kẻ bán nước, làm tôi tớ cho giặc để chống lại đất nước được ca ngợi trong sách giáo khoa. Sự khai phóng đó mang theo hơi hướng của nền giáo dục lai tạp kiểu mớ rau tập tàng. Còn đâu là bản sắc, còn đâu là hồn cốt dân tộc. ..

Người dân lên tiếng nhiều và rất vui mừng được biết, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đồng ý với đề xuất của Đoàn Giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, thanh tra toàn diện khâu in ấn, biên soạn, xét duyệt sách giáo khoa...chúng ta tin tưởng vào cú đấm có sức mạnh ngàn cân này để hạ gục vấn nạn về sách giáo khoa. Người dân thường cũng nhìn thấy rõ, việc loạn sách giáo khoa chỉ có lợi cho một số nhà xuất bản, nhóm lợi ích nào đó chứ không phải là nguyện vọng, ý chí của toàn dân. Chế độ ta lấy nhân dân làm trung tâm, vì nhân dân mà phụng sự. Cụ Hồ dạy "việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, có hại cho dân thì hết sức tránh". Mong rằng sau đợt thanh tra toàn diện, sách giáo khoa sẽ trở về nguyên nghĩa, nguyên giá trị của sách giáo khoa./.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...