Mới đây, ngày 24/9/2023, Cát Tường đã
lên tiếng xin lỗi liên quan đến vụ quảng cáo sữa sai sự thật kho cho rằng sản
phẩm này có thể điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường, khiến nhiều người gọi là
"thần dược". Cát Tường đã cho rằng: “Tôi nói ‘lấy uy tín của mình ra
đảm bảo chất lượng sản phẩm’ là sai. Tôi không sản xuất thì không thể đảm bảo
được. Tôi biết được đúng cái nào, sai cái nào. Cho nên nói tôi tiếp tay lừa đảo,
giả mạo rất nặng. Tôi xin mọi người đừng có quy chụp”.
Lời xin lỗi của Cát Tường là điều cần
thiết đối với việc quảng bá sai sự thật và làm người tin tưởng xem như thần dược
nhưng dường như dư luận, mạng xã hội cho rằng phải chăng cứ nhận lời quảng cáo,
nếu có sai thì xin lỗi là xong chăng? Phải chăng họ đang cố tình lấy “uy tín” của
những khán giả, đặc biệt là những khán giả chưa có điều kiện hay kiến thức để
nhận biết được chất lượng thực sự của các sản phẩm. Liệu hậu quả bao nhiêu người
đã gửi gắm niềm tin vào họ qua những quảng cáo của họ trên truyền hình, diễn
đàn mạng thì sẽ ra sao?
Thời gian vừa qua, dư luận cũng không
ít lần lên tiếng trước sự quảng cáo tràn lan các sản phẩn về sức khoẻ của các
“nghệ sĩ”, thậm chí là những người “có số má” trong giới nghệ sĩ nhưng chất lượng
thực tế thì không như họ đã quảng cáo. Họ lấy uy tín của mình ra để quảng cáo
cho các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng để quảng cáo từ bệnh
tim mạch, tiểu đường, xương khớp, trĩ, tiêu hoá,… Nhưng rồi biết bao người lại
“tiền mất tật mang” khi vừa mất tiền nhưng bệnh lại nặng thêm nhưng họ chỉ nhận
lại được mỗi lời xin lỗi liệu có xác đáng?
Nhận xét
Đăng nhận xét