Chuyển đến nội dung chính

TẾT TRUNG THU XƯA VÀ NAY: SỐNG CHẬM LẠI ĐỂ CẢM NHẬN TẾT ĐOÀN VIÊN

Theo thời gian dần trôi đi, mọi người đón Tết Trung thu cũng khác dần nhưng chung quy lại đều hướng tới sự sum vầy, quây quần bên gia đình. Có lẽ là vậy, dù là Tết Trung thu xưa và nay, dù ở thời đại nào, dù xã hội ngày càng phát triển nhưng chắc chắn rằng nhiều giá trị tốt đẹp vẫn còn mãi.

Một mùa Trung thu nữa lại đến, trong guồng quay cuộc sống, con người ta lại hoài niệm một chút về Tết Trung thu thuở xưa. Có người thì bồi hồi tiếc nuối, có người lại hào hứng với cái mới của thời đại mới. Tết Trung thu xưa và nay, âu cũng là sự thay đổi tất yếu của thời cuộc.

1. Tết Trung thu – ngày Tết đoàn viên

Tết Trung thu hay còn gọi là Tết đoàn viên, là thời điểm mà nhà nào cũng trông ngóng. Đây chẳng phải là ngày mà mỗi đám trẻ trong xóm được rước đèn, được phá cỗ, mà còn bởi đây là dịp để cả nhà được tụ họp, sum vầy bên nhau.

Ở nước ta, từ trước đến nay vẫn có bốn Tết chính, trong đó Tết Trung thu cũng là một trong số đó. Cứ mỗi độ tháng 8 âm lịch, khi tiết trời mát mẻ hơn, cái oi bức của mùa hạ dần khép lại để nhường chỗ cho cái hanh hanh mơ màng của trời thu thì cũng là lúc phố phường tràn ngập sắc xanh, sắc đỏ của đèn lồng, của bánh Trung thu...

Tết Trung Thu diễn ra vào Rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, đến nay cũng đã qua hàng trăm năm. Dường như, nó đã trở thành một sự kiện quan trọng của người dân Việt Nam. Cứ vào dịp này, dù ai bận rộn đến đâu, dù ai đang ngược xuôi ở đâu cũng cố gắng dành thời gian cho gia đình, cho con cái, để đón một cái Tết đoàn viên thật ý nghĩa.

Hàng Mã dịp Trung thu đẹp tựa thế giới thần tiên

2. Sự khác biệt giữa Tết Trung thu xưa và nay

Qua lớp bụi trầm của thời gian, Tết Trung thu xưa và nay mỗi thời mỗi khác. Trong tiềm thức của thế hệ 7x, 8x, Tết Trung thu là những câu chuyện về chị Hằng, chú Cuội, là không khí háo hức của lũ trẻ con trong xóm chuẩn bị rước đèn, cắm trại... Thật rộn ràng!

Ở quê tôi, ngày ấy, bên trong sân đình, mới từ đầu tháng 8 âm lịch, anh chị thanh niên đã tập múa lân, tiếng trống thùng thình, tiếng cười tiếng nói xôn xao cả một đường làng. Một nhóm khác lại tập múa hát văn nghệ rất hăng say.

Lúc này, mùa màng đã xong vụ, người lớn cũng thảnh thơi. Ông bà, bố mẹ trong làng tụ họp lại cùng nhau chuẩn bị đồ cắm trại, làm đèn ông sao, cầu kỳ hơn thì làm đèn kéo quân, đèn cá chép, rồi chuẩn bị bánh kẹo để phá cỗ.

Ngày Trung thu đến, xóm nào xóm nấy thi nhau cắm trại, trại xóm nào đẹp nhất sẽ có thưởng to. Lúc bấy giờ, cứ có bánh kẹo là tôi cùng lũ bạn, đứa nào đứa nấy cũng hí hửng, háo hức suốt cả ngày.

Khép lại phần thi, bọn trẻ con được rước đèn, vẫn đi qua những con đường quen thuộc mà hàng ngày nô đùa, đi học nhưng đến đêm Trung thu lại thấy vui vẻ và háo hức một cách kỳ lạ.

Trăng đêm rằm sáng rực rỡ, tiếng hò reo, tiếng múa lân vang lên xen lẫn tiếng hát “tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh”. Những chiếc đèn ông sao được thắp nến sáng rực rỡ, những chiếc đèn lồng tự chế từ lon sữa, những chiếc đèn trời bay cao trong gió, như gửi gắm theo niềm khao khát, mong ước của người dân vùng quê còn nghèo.

Khi lũ trẻ rước đèn xong, cả làng quây quần phá cỗ, đốt lửa trại. Ai nấy cũng đều vui vẻ, chẳng còn phân biệt gái trai, già trẻ, mọi âu lo về cuộc sống cũng được xếp lại một bên. Cả một bầu trời tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên như ùa về trong tiết trời thu.

Trong lễ Trung thu xưa, ngoài ngắm tranh, thưởng trà, ăn bánh, người ta còn dâng mâm lễ vật cúng Tổ tiên để thể hiện lòng thành của con cháu hướng về ông bà. Dù mỗi miền mỗi khác nhưng tụ lại vẫn là ý nghĩa cao cả đó.

Điều thay đổi của Tết Trung thu xưa và nay chắc hẳn ai cũng đều rõ. Thời gian trôi qua, vạn vật biến hóa để thích ứng với cuộc sống. Tết Trung thu cũng vậy. Ngày nay, vào ngày Rằm tháng 8, chúng ta lại hay bắt gặp hình ảnh các gia đình xuống phố chụp hình, ghé cửa hàng bán bánh mua về ăn hay mang biếu bố mẹ... Ở các khu vui chơi cho trẻ em cũng đều trang trí lồng đèn, chứa đựng ít nhiều không khí của ngày Tết Trung thu.

Sự khác biệt giữa Trung thu xưa và nay không chỉ đơn thuần là những chiếc bánh truyền thống nhân thập cẩm, mà được biến tấu thêm rất nhiều hương vị mới mẻ. Chúng chẳng còn là thức quà xa xỉ mà đứa trẻ nào cũng thòm thèm như trước. Những chiếc đèn lồng cũng muôn hình vạn dạng, bắt mắt với tiếng nhạc hottrend. Trẻ con ngày nay lại thích những món quà đắt tiền hơn, không còn là những món đồ chơi tự chế nữa mà đều được bày bán sẵn và hiện đại.

Sự khác biệt giữa Trung thu xưa và nay cũng không chỉ đơn thuần ở điều kiện vật chất mà còn ở tinh thần. Chúng ta mua được Trung thu về nhà, nhưng lại khó thể mua được cảm xúc mong đợi, háo hức, niềm vui đầy ắp mà quá đỗi bình dị như những ngày xưa ấy.

Tết Trung thu ngày nay có thay đổi nhưng cũng chẳng sai. Bởi thời gian có thể làm mọi thứ đổi khác nhưng giá trị cốt lõi của Tết đoàn viên vẫn còn đó. Người ta có thể đón Rằm tháng 8 một cách khác đi nhưng ý nghĩa của ngày này vẫn còn nguyên, vẫn luôn được gìn giữ.

Chỉ có điều, chúng ta hãy thử sống chậm lại một chút, ngồi bên nhau, cùng con trẻ làm lồng đèn, phá cỗ, động viên nhau, kể chuyện cho nhau nghe. Điều này không chỉ đề những đứa trẻ hiện đại sống đúng với tuổi thơ mà còn để chúng ta ôn lại những năm tháng tươi đẹp đó. Tết Trung thu xưa và nay giống mà khác, khác mà giống là vậy./.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...