Những tồn tại, hạn chế trong thực hiện
đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ
ra. Đồng thời, dư luận cũng đã lên tiếng về một số nội dung còn bất cập, chưa
mang tính giáo dục cao như bài thơ bắt nạt được in trong sách giáo khoa môn Ngữ
văn lớp 6 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của NXB Giáo dục. Dường
như ăn theo “sức hút” từ bài thơ bắt nạt, trên các trang mạng xã hội thời gian
qua đã tiếp tục lan truyền nhiều thông tin về một số nội dung được cho là ngữ
liệu trong sách giáo khoa như: Giã gạo thổi cơm, Bắn Tung Tóe, Bạn An dũng cảm,
Bé xách đỡ mẹ, Vẽ gì khó....
Tuy nhiên, mới đây, Bộ Giáo dục và đào
tạo đã lên tiếng, khẳng định các nội dung nêu trên được đăng tải trong thời
gian gần đây không phải là những nội dung trong sách giáo khoa hiện hành đang
được thực hiện tại các nhà trường. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đề
nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguồn gốc thông tin trên, đồng thời
làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đăng tải, xuyên tạc.
Như vậy trong những ngày qua, nhiều tài
khoản mạng xã hội cũng như các hội nhóm đang đăng tải, chia sẻ các thông tin xấu
độc và sai sự thật. Góp ý để phát hiện ra những điểm bất cập để từ đó hoàn thiện
sách giáo khoa, hoàn thiện chương trình giảng dạy là điều nên làm và cũng là
trách nhiệm của mỗi người. Nhưng lan truyền tin giả, khiến ngành giáo dục bị mất
uy tín, ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy và học tập thì là điều không nên, cần
phải xử lý. Giáo dục là nghiêm túc nên sẽ không có chỗ cho những đùa cợt. Mong
trước khi chia sẻ các nội dung thông tin như trên, mỗi người dùng mạng chúng ta
nên có ý thức, trách nhiệm xác minh độ xác thực của những thông tin đó.
Nhận xét
Đăng nhận xét