“Bác sĩ mở phòng khám tư thì giáo viên dạy thêm là chính đáng” đang trở thành chủ đề tranh luận trên mạng xã hội cũng như đời sống hiện thực. Việc tranh luận vẫn tiếp tục, ai cũng đưa ra lý lẽ của mình để thuyết phục bên kia, nhưng quan điểm cá nhân của tôi thì không nên đánh đồng giữa nghề bác sĩ với giáo viên và “giáo viên không nên tự mở lớp dạy thêm”.
Giáo dục là quốc
sách của quốc gia, là tương lai của đất nước của dân tộc và không phải là một
ngành kinh doanh. Nếu để việc truyền dạy kiến thức, dạy làm người trở thành
thương mại hóa, bị ảnh hưởng bởi đồng tiền thì khác gì khác gì đi “buôn chữ”,
“bán chữ” và liệu khi đó chất lượng giáo dục sẽ đi đâu và về đâu.
Kiến thức của nhân
loại, tinh hoa của cha ông, truyền thống dân tộc là tài nguyên chung của nhân
dân, của đất nước. Thế hệ trẻ có quyền được thừa hưởng tinh hoa của cha ông, thừa
hưởng truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bồi dưỡng, truyền đạt kiến thức của
nhân loại cho thế hệ trẻ là nghĩa vụ của đội ngũ trồng người. Đội ngũ này đã được
trả lương thì nhà nước phải có trách nhiệm giám sát họ thực thi nghĩa vụ ở mức
cao nhất chứ không nên mở cửa cho họ trở thành những lái buôn chữ nghĩa. Biến
kiến thức của cha ông thành một món hàng hóa là tội ác.
Nếu cho giáo viên mở
“phòng khám” tràn lan ắt sẽ có nhiều kiểu phẫu thuật chữ nghĩa theo nhiều ý đồ
khác nhau dẫn đến định hướng trong Luật giáo dục sẽ bị phá sản. Khi giáo viên
“chính đáng” lôi kéo học sinh về lớp học của mình thì còn nguy hại hơn nhiều. Họ
không công khai dạy học sinh của mình thì với ham muốn “kiếm tiền chính đáng”,
họ sẽ tạo ra nhiều sân sau mà thôi. Lúc đó giáo dục công lập sẽ bị tê liệt và
tiêu cực sẽ tăng lên gấp bội.
Đành rằng học thêm
là nhu cầu có thật ở một số ít người, nhưng với những “sự cố”, bê bối nhiều năm
qua thì tôi nghĩ nhiều người sẵn sàng dạy nửa vời trên lớp để tập trung hết tâm
và sức với lớp dạy thêm của họ và khi đó trường học sẽ trở thành gì đây?
Vậy nên, đừng bao
biện việc lương giáo viên thấp nên cần phải dạy thêm để mở thêm thu nhập, để cải
thiện cuộc sống và tâm huyết hơn với nghề. Nếu lương thấp tôi nghĩ Chính phủ và
Quốc hội sẽ có chính sách hỗ trợ, nâng lương cho giáo viên nên đừng lấy lý do
lương thấp để làm lý do. Khi một người giáo viên giảng dạy tốt, đào tạo được những
thế hệ học trò tốt, trưởng thành và có ích cho xã hội thì họ nhận được sự tôn
trọng, danh vọng của xã hội. Tôi nghĩ rằng tiền không thể mua hoặc đánh đổi được
danh vọng, ngưỡng mộ của người dân.
Tóm lại, giáo viên
nên tập trung nâng cao chất lượng bài giảng, môn học thay vì tập trung dạy thêm
nâng cao thu nhập.
Nhận xét
Đăng nhận xét