Cùng với quá trình
đổi mới đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến
mới. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng,
tôn giáo của đông đảo quần chúng nhân dân và có những đóng góp tích cực đối với
đời sống xã hội.
Việt Nam là đất nước
có truyền thống văn hóa lâu đời và là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Theo số
liệu từ Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt
động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với trên 26,5 triệu tín đồ, chiếm 27%
dân số cả nước, hơn 54 nghìn chức sắc, trên 135 nghìn chức việc và gần 30 nghìn
cơ sở thờ tự. Các tôn giáo có đông tín đồ nhất là: Phật giáo - khoảng trên 14
triệu tín đồ, Công giáo - khoảng 7 triệu tín đồ, Phật giáo Hòa Hảo - khoảng 1,5
triệu tín đồ, Tin lành - khoảng 1,21 triệu tín đồ; Cao Đài - khoảng trên 1,1
triệu tín đồ. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có các tôn giáo khác như: Hồi giáo, Tịnh
độ Cư sỹ Phật hội, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bà La Môn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh Sư đạo,
Minh lý đạo…
Thêm vào đó, Việt
Nam là quốc gia có hệ thống tín ngưỡng vô cùng phong phú. Hiện nay, ở Việt Nam
có 50.703 cơ sở tín ngưỡng, trong đó khoảng 3.000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng,
tôn giáo, một số di tích được UNESCO ghi danh là di sản thế giới.
Cùng với quá trình
đổi mới đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến
mới: sự trở lại của niềm tin tôn giáo, sự gia tăng số lượng chức sắc, chức việc,
tín đồ các tôn giáo; nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra với quy mô lớn
hơn trước thu hút đông đảo tín đồ và người dân tham dự; các tổ chức tôn giáo được
công nhận xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo phù hợp với văn hóa truyền
thống, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc,… Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã
và đang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đông đảo quần chúng nhân dân
và có những đóng góp tích cực đối với đời sống xã hội.
Việt Nam là một quốc
gia đa tín ngưỡng, tôn giáo nhưng ở Việt Nam không có tôn giáo nào giữ vị trí độc
tôn trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp
luật, Nhà nước không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Mọi người
hoàn toàn tự do lựa chọn theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào. Người
có tín ngưỡng, tín đồ các tôn giáo được tự do bày tỏ đức tin tại gia đình, cơ sở
thờ tự hoặc điểm nhóm đăng ký với chính quyền. Ở Việt Nam, các tôn giáo chung sống
hài hòa, đoàn kết, gắn bó đồng hành với dân tộc, không có xung đột sắc tộc,
xung đột tôn giáo. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tích cực
tham gia các phong trào xã hội, từ thiện xóa đói giảm nghèo, đóng góp thiết thực
vào sự phát triển đất nước.
Không chỉ bảo đảm sự
đa dạng, hòa hợp, bình đẳng tôn giáo và không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng,
tôn giáo, tại Việt Nam, các tổ chức tôn giáo được tạo điều kiện hoạt động theo
Hiến chương, Điều lệ và quy định pháp luật. Hàng năm, số lượng chức sắc, chức
việc, nhà tu hành và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp không ngừng
tăng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tinh thần của nhân dân. Kể từ khi
thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, cả nước có hơn 6.500 người được phong phẩm,
suy cử làm chức sắc; 16.783 người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc.
Trong quá trình xây
dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, các tổ chức tôn giáo được
tham gia vào đời sống chính trị xã hội. Quốc hội khóa XV, có 05 vị chức sắc
trúng cử đại biểu; 88 chức sắc, chức việc và 35 tín đồ các tôn giáo trúng cử đại
biểu HĐND cấp tỉnh; 225 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và 246 tín đồ trúng cử
đại biểu HĐND cấp huyện; 646 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và trên 5.000 tín
đồ trúng cử đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2021 - 2026, là thành viên Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam các cấp và tích cực tham gia các Hội, đoàn thể khác như: Hội người
cao tuổi Việt Nam, Hội người bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi Việt
Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam...
Cùng với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, số
lượng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngày càng tăng, trong đó có một bộ
phận là tín đồ tôn giáo. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, chính quyền các địa
phương đã quan tâm, tạo điều kiện cho người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
“Hiện có 67 điểm
nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại trên
địa bàn các tỉnh, thành phố với hàng trăm người tham gia, chủ yếu tại thành phố
Hồ Chí Minh (41 điểm nhóm), thành phố Hà Nội (13 điểm nhóm) và có quốc tịch từ
nhiều nước (Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Malaixia, Nga, Mỹ, Pháp...”- ông
Nguyễn Văn Long thông tin.
Việt Nam là quốc
gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó có 53 dân tộc thiểu
số, với gần 14 triệu người, chiếm khoảng 14,3% dân số cả nước. Nhu cầu chính
đáng về tín ngưỡng, tôn giáo đã được các cấp chính quyền quan tâm hướng dẫn, giải
quyết. Tính đến hết tháng 12/2021, cả nước có trên 3.300 điểm nhóm Tin lành được
cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, trong đó các tỉnh miền núi phía Bắc
có 1.647 điểm nhóm, các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước có 1.744 điểm nhóm.
Bên cạnh đó, việc bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đối với người chấp hành án phạt tù cũng được
thực hiện hiệu quả. Hiện nay, đã có 17 đầu sách liên quan đến tôn giáo với số
lượng 4.418 cuốn được đưa vào sử dụng tại thư viện của 54 trại giam.
Bên cạnh đó, các tổ
chức tôn giáo còn được khuyến khích, tạo điều kiện phát huy nguồn lực tham gia
các hoạt động an sinh xã hội, trải dài từ lĩnh vực giáo dục, y tế, từ thiện
nhân đạo và bảo trợ xã hội... Theo số liệu từ Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện cả
nước có khoảng 300 trường và 2.000 cơ sở giáo dục mầm non, 12 cơ sở dạy nghề do
các tổ chức tôn giáo thực hiện. Cùng với đó là trên 500 cơ sở y tế, phòng khám
chữa bệnh từ thiện do các tổ chức tôn giáo thành lập dưới nhiều hình thức, với
các hoạt động hiệu quả, góp phần cùng chính quyền địa phương chăm lo sức khỏe
và lan tỏa tinh thần yêu thương trong cộng đồng. Hiện nay, cả nước
có 113 cơ sở trợ giúp xã hội thuộc các tổ chức Phật giáo, Công giáo, Cao Đài được
cấp phép hoạt động, đang chăm sóc, nuôi dưỡng 11.800 đối tượng bảo trợ xã hội.
"Những năm qua, các tổ chức tôn giáo đã chi hàng nghìn tỷ đồng cho hoạt động
của các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, cơ sở bảo trợ xã hội và các hoạt động từ
thiện nhân đạo, đồng thời tích cực tham gia cùng chính quyền địa phương trong
phòng, chống thiên tai, dịch bệnh"
Những thực tế trên
cho thấy, Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn trên nhiều mặt, nhiều lĩnh
vực trong đó có thành tựu đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đời sống
tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều chuyển biến tích cực. Cộng đồng quốc tế ghi nhận
và đánh giá nỗ lực của Việt Nam trong xây dựng chính sách pháp luật, phù hợp với
công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.
Từ khi thành lập nước,
Đảng và Nhà nước ta luôn coi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những
quyền cơ bản của công dân và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín
ngưỡng và tôn giáo, với chính sách nhất quán là tôn trọng và bảo đảm quyền con
người cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Nhờ
đó, cộng đồng tôn giáo ở nước ta không ngừng được củng cố, phát triển trong khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, ngày càng khẳng định vai trò trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc./.
Nhận xét
Đăng nhận xét