Tham nhũng, tiêu cực là “u nhột”, là
“căn bệnh nan y” mà bất kỳ một nhà nước, thể chế chính trị nào cũng gặp phải.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn cố nhồi nhắc những luận điệu sai trái như
“chế độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tham nhũng”; “tham nhũng là bản
chất của chế độ xã hội chủ nghĩa”, “bỏ chế độ độc đảng, thực hiện chế độ đa đảng
thì mới hết tham nhũng”… nhằm xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước
ta trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Theo báo cáo Chỉ số cảm nhận tham
nhũng (CPI) năm 2022, do Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) vừa công bố đầu năm
2023 cho thấy, trên thế giới không có quốc gia nào không tồn tại vấn nạn tham
nhũng. Theo thống kê từ Tổ chức Minh bạch quốc tế, quốc gia có điểm số cao nhất
thế giới trong bảng xếp hạng về chỉ số minh bạch là Đan Mạch với số điểm 90, Phần
Lan và New Zealand cùng đứng thứ hai với số điểm 87. Cũng trong bảng xếp hạng
này, Nhật Bản và Vương quốc Anh cùng xếp thứ 18 với số điểm là 73, Hoa Kỳ xếp
thứ 24 với số điểm là 69, Hàn Quốc xếp thứ 31 với số điểm là 63. Dễ dàng nhìn
thấy thì các quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng về phòng, chống tham nhũng vẫn
không hoàn toàn trong sạch và minh bạch. Những quốc gia luôn tự đề cao như một
hình mẫu về dân chủ và tinh thần chống tham nhũng thì vẫn có chỉ số chống tham
nhũng khiêm tốn. Vậy tại sao các quốc gia có hệ thống chính trị đa đảng vẫn có
hiệu quả phòng, chống tham nhũng kém Việt Nam?
Có thể thấy rằng, hiệu quả phòng, chống
tham nhũng không phụ thuộc vào chế độ một đảng hay đa đảng mà công tác này phụ
thuộc lớn vào khả năng lãnh đạo của hệ thống chính trị, pháp luật, năng lực quản
trị của Nhà nước và phẩm chất của cán bộ, công chức. Việc cho rằng “tham nhũng
là căn bệnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, của chế độ một đảng cầm quyền” và “chế
độ một đảng không chống được tham nhũng” là hoàn toàn sai trái, là chiêu trò
“múa mép” của bè lũ chống phá Việt Nam. Hãy là người dùng mạng xã hội thông
minh, đừng để bị “dắt mũi” bởi những thông tin mập mờ, huyễn hoặc, không có cơ
sở.
Nhận xét
Đăng nhận xét