Chuyển đến nội dung chính

ẨM THỰC NGÀY TẾT - NÉT VĂN HOÁ “CHẢY” THEO CHIỀU DÀI ĐẤT NƯỚC

 Theo phong tục chung, Tết của người Việt Nam nhất thiết phải có mâm cỗ với các món ăn đặc biệt mà ngày thường ít có. Việt Nam được biết đến là đất nước có sự đa dạng văn hóa giữa các dân tộc anh em và các vùng miền, nhưng đó là sự đa dạng trong tương đồng, thống nhất. Sự tương đồng này được thể hiện khá rõ trong ẩm thực, đặc biệt là nghệ thuật ẩm thực ngày Tết cổ truyền. Từ Bắc vào Nam, dù có nhiều món ăn khác nhau, cách chế biến cũng có thể không giống nhau, song mỗi món ăn đều hướng về những giá trị văn hóa truyền thống chung của đất nước và truyền tải những thông điệp chung về cuộc sống và cội nguồn.

Theo phong tục, Tết của người Việt Nam nhất thiết phải có mâm cỗ với các món ăn đặc biệt mà ngày thường ít có. Mâm cỗ phải thịnh soạn, hấp dẫn với đầy đủ màu sắc, như: màu xanh của bánh chưng, màu đỏ tươi của xôi gấc, canh măng vàng, đĩa giò lụa hồng hồng… để tạo nên mâm cỗ cổ truyền đậm đà bản sắc Việt. Trên cái nền chung ấy, khi đi dọc miền Tổ quốc những ngày Tết, chúng ta lại bắt gặp những bức tranh ẩm thực khác nhau giữa 3 miền Bắc-Trung-Nam, với những món ăn không quá cao sang về nguyên liệu, nhưng cách chế biến khác nhau xuất phát từ văn hóa vùng miền và những yếu tố khách quan liên quan đến địa lý, khí hậu, đặc sản địa phương… Ví như ngày Tết miền Bắc, thời tiết thường giá lạnh, có lẽ vì vậy mà người miền Bắc dường như nuông chiều bản thân hơn với các món ăn ngậy béo và đầy năng lượng.

- Mâm cỗ Tết miền Bắc - tinh tế và khéo léo: Đặc biệt, mâm cỗ Tết của người miền Bắc bao giờ cũng thể hiện sự tinh tế và khéo léo, chú trọng hình thức, phối hợp hài hòa giữa những món nước và món khô, giữa thịt và rau. Trong đó mâm cỗ của người Hà Nội được đánh giá là bài bản và giữ được nét cổ truyền của người Việt. Bánh chưng là thứ không thể thiếu không chỉ với ẩm thực ngày Tết cổ truyền miền Bắc mà còn của cả đất nước. Bên cạnh đó, xôi gấc, giò lụa, giò xào, thịt gà, nem rán, thêm nồi cá chép hoặc cá trắm kho riềng, cùng đĩa nộm xu hào hoặc đu đủ là những món phải có trong dịp Tết. Món nước cũng phong phú không kém: miến nấu lòng gà, chân giò hầm với măng lưỡi lợn, mọc nước… Món nào cũng đậm đà hương vị, khiến người ta cứ nhớ mãi về hương vị Tết quê hương.

- Mâm cổ Tết miền Trung - có âm hưởng của sự chắt chiu, chia sẻ: Người miền Trung cũng cầu kỳ, tỉ mỉ nên các món ăn ngày Tết cũng được chăm chút kỹ lưỡng. Mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung nhìn thấy trong đó cả âm hưởng của sự chắt chiu, chia sẻ. Người miền Trung không có bánh chưng mà làm bánh tét, món bánh có hương vị rất gần gũi với bánh chưng. Bên cạnh bánh tét, miền Trung cũng có nhiều loại bánh khác được đặt trên mâm cỗ ngày Tết như bánh tổ, bánh in... Ẩm thực ngày tết Miền Trung cũng không thể thiếu nem chua, thịt giấm. Đặc biệt, tại cố đô Huế, nơi vẫn lưu giữ những món ăn từ cung đình, thì mâm cỗ Tết càng tỉ mỉ và cầu kì. Món thịt tôm chua thịt phay, nem bò lụi, chả tôm, gỏi vả lúc nào cũng phải có. Một số vùng ở miền Trung còn thêm món món bò nấu thưng, thịt nạc rim hấp dẫn.

Nếu như miền Bắc có dưa hành thì miền Trung lại đặc trưng với dưa món. Nguyên liệu của dưa món khá đơn giản, chỉ là cà rốt, đu đủ... được ngâm chua mặn, tuy nghe có vẻ dễ làm nhưng để có được hũ dưa món đầy sắc-vị thì cần sự tỉ mỉ và khéo léo. Bởi thế, dù mộc mạc hay cao sang, những món ăn ngày Tết của miền Trung, qua bàn tay của những người phụ nữ tần tảo đều trở nên vô cùng hấp dẫn.

- Mâm cổ Tết miền Nam - phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan và sự giao lưu văn hóa: Nam Bộ nổi tiếng là vùng đất bình dị với những con người chất phác, xởi lởi, có lẽ bởi vậy, văn hóa ẩm thực ngày thường cũng như ngày Tết của miền Nam thường đơn giản hơn so với miền Bắc và miền Trung. Bánh tét, thịt kho tàu và canh khổ qua là 3 món đặc trưng trong ngày Tết của vùng Nam Bộ.

Ngày tết, người miền Bắc dùng bánh chưng, người miền Nam ăn bánh tét. Ở Nam bộ còn lưu truyền câu ca dao: “Chim kêu ba tiếng ngoài sông/ Mau lo lựa nếp hết đông tết về”. Có khá nhiều loại bánh tét như bánh tét mặn, bánh tét chay không nhân, bánh tét ngọt… Và món ăn không thể thiếu được, dù bất luận nhà giàu hay nghèo, là thịt kho tàu - hay còn gọi là thịt kho trứng, thịt kho nước dừa là sự kết hợp hài hòa âm dương, của miếng thịt kho tàu vuông vắn với quả trứng tròn trắng tinh ngập trong nước dừa ngọt. Món này khi cúng hay ăn thường kèm với cơm trắng và dưa giá. Món khổ qua dồn thịt cũng góp phần không nhỏ cho hương vị ẩm thực ngày tết ở miền Nam. Món canh khổ qua như là sự tiễn biệt điều khó khăn và mong chờ cho một năm mới tốt đẹp hơn với những điều may mắn sắp tới.

Đi khắp dải đất hình chữ S, từ Bắc-Trung-Nam, dù ở đâu, những món ăn ngày Tết - ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt, cũng đều mang hương vị đặc trưng, độc đáo mà hài hòa, thân thuộc. Qua hàng ngàn năm văn hiến, đời truyền đời, từng lớp người Việt đã chắt lọc được những tinh túy nhất từ thiên nhiên, từ cuộc sống đời thường để đưa lên mâm cỗ: rau quả xanh tươi mát lành, nem chả mang năng lượng cho cuộc sống, bánh mứt thể hiện sự an lành ngọt ngào… Chính bởi thế, dù cuộc sống ngày càng bận rộn, tất bật thì vào những ngày Tết, những người con xa xứ lại tìm về quê hương, mong muốn thưởng thức một bữa ăn gia đình, hay cùng nhau bày biện mâm cơm ngày Tết. Trong cái tươi mát của xuân mới, trong cái náo nhiệt háo hức của ngày Tết cổ truyền, hương vị của những món ăn càng làm ấm thêm lòng người, càng làm đậm đà thêm truyền thống văn hóa đặc sắc, bền bỉ của người Việt giữa những đổi thay của cuộc sống mới.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N