Chuyển đến nội dung chính

PHÁP LUÂN CÔNG- CHÍNH ĐẠO HAY CHỈ LÀ TRÒ BỊP?

            Hiện nay có 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Tôn giáo Baha’I, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Cơ đốc Phục lâm, Phật giáo Tứ Ân Hiếu nghĩa, Minh Sư đạo, Minh lý đạo - Tam Tông Miếu, Bàlamôn giáo, Mặc môn, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn và Bửu Sơn Kỳ Hương).
Pháp luân công không phải tôn giáo, tín ngưỡng, cũng không có sự sáng tạo nào kể cả kết quả nghiên cứu khoa học hay lý thuyết tư tưởng hệ, mà chỉ dựa trên cơ sở vay mượn, cắt xén của các tôn giáo khác để hình thành. Cụ thể, Pháp luân công tự cho mình là một hệ phái Phật giáo, nhưng các bài tập theo Pháp luân công bản chất là sự tạp pha theo lịch sử khí công đã được nhà sư Phật giáo, võ sỹ Đạo giáo và học giả Nho giáo luyện tập từ xa xưa, xem như một hình thức cải thiện tinh thần, đạo đức và thể chất.
Mục đích của hoạt động Pháp luân công hiện nay là lợi dụng việc rèn luyện sức khỏe của các bài thể dục dưỡng sinh, đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan để chữa các bệnh tật trong người, làm cho người tham gia tập luyện mê muội, tuyệt đối hóa về việc chữa bệnh mà không cần tới y học và bệnh viện., Nhiều người chỉ tin vào những nội dung sách “chuyển Pháp luân” trong việc tu tập, bỏ bê công việc xã hội và gia đình dễ bị lôi kéo, mù quáng tham gia tụ tập đông người, vi phạm pháp luật; một số đối tượng lợi dụng việc bán sách, tài liệu, băng đĩa, đài cát sét...Phục vụ tập luyện Pháp luân công để trục lợi cá nhân. Đáng chú ý hoạt động này còn mang màu sắc chính trị, chia rẽ mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến ANTT tại địa phương.
Để tuyên truyền về Pháp luân công, các đối tượng đã sử dụng nhiều cách thức khác nhau vừa lén lút, vừa công khai trên địa bàn trong thời gian qua như: len lỗi vào vùng sâu, vùng xa, những nơi chính quyền địa phương khó kiểm soát, lợi dụng những hoạt động từ thiện nhân đạo tiếp cận người dân để tuyên truyền, hướng dẫn tập luyện, phát tán tài liệu trong khu đông dân cư, chợ, nơi tập trung đông người; lập các tài khoản mạng xã hội trên Facebook, zalo, tiktok truyền bá qua Internet lôi kéo nhiều người tham gia; gửi tài liệu qua đường bưu chính đến nhiều đối tượng khác nhau; tiếp cận những vùng dân trí còn hạn chế như vùng đùng bào dân tộc thiểu số để lôi kéo tham gia…
Việc tuyên truyền Pháp luân công vào địa bàn đã gây không ít hệ lụy tiêu cực cho xã hội. Hiện tại, Pháp luân công không được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, mọi hành vi truyền bá Pháp luân công trên lãnh thổ Việt Nam đều là trái pháp luật.
Thời gian gần đây, Pháp luân công ra sức tuyên truyền tà thuyết về sự trừng phạt mà mỗi người phải gánh chịu khi đến “ngày tận thế” để hù dọa, khống chế, kiểm soát tinh thần những người cả tin, nhẹ dạ. Một số đối tượng còn thần thánh hóa Lý Hồng Chí là người tạo ra thế giới muôn loài và cứu giúp chúng sinh. Do tin tưởng vào những luận điệu thiếu căn cứ nêu trên, những người tin theo Pháp luân công khi có bệnh đã từ chối điều trị tại các cơ sở y tế vì cho rằng luyện theo Pháp luân công sẽ chữa được “bách bệnh”, dẫn đến hậu quả đau lòng.
Người dân cần nhận diện rõ bản chất của Pháp luân công, kịp thời phát hiện, trình báo với lực lượng Công an khi xuất hiện người có hành vi truyền bá Pháp luân công trên địa bàn.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...