Chuyển đến nội dung chính

“NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI” & “TÔI XA HÀ NỘI “ !

Là người Hà nội chắc hẳn ai cũng biết và đã từng nghe bài hát này của Nhạc sỹ Anh Bằng đó là bài “Nỗi lòng người đi” và cũng như một bài hát khác tương tự đó là bài hát “Tôi xa Hà nội” của tác giả Khúc Ngọc Chân. Và đã có rất nhiều ý kiến tranh cãi về tác giả của hai bài hát thực ra là một này. Thuở đó, thanh niên Hà nội khi chuẩn bị xa nhà, xách valy lên đường lúc chia tay thường vang lên câu hát trong tim, thấm đẫm tình bạn với những giọt lệ ướt nhoè mi mắt của những cô bạn gái quyến luyến bịn rịn lúc chia tay... “Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói bay theo mây chiều... Hà Nội ơi ! Nào biết ra sao bây giờ Ai đứng trông ai bên hồ Khua nước trong như ngày xưa...” Vậy ai mới là tác giả của bài hát với những ca từ và giai điệu đẹp lãng mạn, làm cho bao nhiêu người say đắm, bao nhiêu người hát và rất nhiều người vẫn được cho là nhạc phẩm đầu tay với bài hát “Nỗi lòng người đi” của Nhạc sĩ Anh Bằng, phổ thơ Nguyễn Bính..? Nhưng cũng có rất nhiều người cho rằng bài hát “Nỗi lòng người đi” lại có một cái tên khác và của một nhạc sĩ khác..! Đó là chính là của ông Khúc Ngọc Chân, người đã từng chơi cello ở Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, chính ông là tác giả của bài hát với cái tên đầu tiên là “Tôi xa Hà Nội”. Khúc Ngọc Chân sinh năm 1936 tại phố Tô Tịch Hà Nội. Khi ông Chân bước vào tuổi thanh xuân vào khoảng trước năm 1954, giai đoạn cuối của thời kỳ thực dân Pháp. Để trốn lính, gia đình đã nhờ người thân xin cho ông vào làm nghề sửa chữa máy vô tuyến điện ở  Hà Nội. Ngoài ra ông Chân có đi học đàn của thầy Wiliam Chấn ở gần hồ Tây. Ở đây ông Chân đã quen với một thiếu nữ Hà Nội tên là Nguyễn Thu Hằng kém ông hai tuổi và họ đã có một mối tình đầu thật đẹp và thơ mộng với nhau... Sau giải phóng Thủ đô 1954 do hoàn cảnh chính trị thay đổi, có chiều hướng chia cắt hai miền và được biết gia đình người yêu đã xuống Hải Phòng để chờ di cư vào Nam. Ông đã xuống Hải Phòng với mục đích để tiễn nàng xuống tàu. Những ngày đó, với cây guitar luôn mang theo bên mình, Khúc Ngọc Chân đã viết bài hát “Tôi xa Hà Nội “ tại khách sạn Cầu Đất ở Hải Phòng. Ông viết lại những suy nghĩ và nỗi buồn chia ly với người yêu trong những ngày tháng sắp phải xa nhau. Những ngày ngắn ngủi còn lại bên nhau ở Hải Phòng, họ đã yêu nhau và thề hẹn sẽ tìm gặp lại nhau ở Sài Gòn.  Trong bối cảnh tiễn đưa người yêu di cư vào Nam đó, Khúc Ngọc Chân và nàng cùng xuống một chiếc thuyền con ở bến Bính Hải phòng để đi ra ngoài khơi nơi tàu lớn đậu ngoài cửa biển. Và với cây đàn guitar trên chiếc thuyền con bồng bềnh, ông đã hát bài “Tôi xa Hà Nội” cho người yêu của mình nghe trước lúc biệt ly. Một cảnh tượng chia tay thật lãng mạn và xót xa thật khó cầm lòng giữa kẻ đi và người ở lại, một mối tình đầu day dứt cùng với giai điệu đượm buồn não nùng của bài hát. Sau đó Khúc Ngọc Chân trở lại Hà Nội, nhưng nỗi nhớ người yêu thì không thể nào nguôi ngoai trong những đêm trường cô đơn và khắc khoải. Còn cô người yêu khi vào đến Sài Gòn, với khả năng văn nghệ và vẻ đẹp của mình cô đã hát cho một quán bar. Và dĩ nhiên cả khúc “Tôi xa Hà nội” của người yêu hát tặng lúc chia tay là bài hát mà cô thích nhất để hát, để nhớ chàng, hát để chia sẻ với bao người khác có tâm trạng nhớ nhung của mình. Và đương nhiên, ca khúc hay như thế đã dễ dàng được nhiều người biết đến và trong số những người đó có một Nhạc sĩ trẻ có tên là Anh Bằng. Lại nói về ông Chân ở lại Hà Nội, đến năm 1956 ông vào học đàn cello ở Trường Âm nhạc Việt Nam, sau khi tốt nghiệp thì về công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Cho đến ngày thống nhất đất nước, khi Dàn nhạc Giao hưởng vào biểu diễn ở Sài Gòn khi vừa giải phóng, ông Chân đã đi tìm người yêu và biết được tin người yêu đã mất vì mắc bệnh hiểm nghèo vào năm 1969. Bởi thế, đây cũng chính là lý do tại sao mà đến lúc đó ông vẫn không hiểu được vì sao Nhạc sỹ Anh Bằng lại biết đến bài hát “Tôi xa Hà nội” của ông. ————- Nhạc sỹ Anh Bằng tên khai sinh là Trần An Bường. Ông sinh năm 1925 tại Ninh Bình. Ông học trung học tại Hà Nội trước khi di cư vào Nam. Và khi tình cờ nghe được ca khúc “Tôi xa Hà Nội” này cùng với khả năng âm nhạc của mình, ông thấy rất hợp với tâm trạng của những thanh niên vừa phải xa Hà Nội mới di cư vào Sài Gòn lúc đó và ông đã sửa thành nhịp 4/4 theo điệu slow, đổi tên bài hát thành “Nỗi lòng người đi”. Còn về ca từ, Anh Bằng đã khéo léo gắn vào đó một cái tên của một nhà thơ tình nổi tiếng đó là Nguyễn Bính. Trong bài “Nỗi lòng người đi” Nhạc sỹ Anh Bằng có sửa vài chỗ thí dụ như câu : “Khua nước chơi như ngày xưa” thành : “Khua nước trong như ngày xưa”. Hay là ở bài “Tôi xa Hà nội” của Khúc Ngọc Chân viết: “Mộng với tay cao hơn trời Ai nhắn thay tôi đôi lời”. Thì Anh Bằng sửa lại là : “Tôi hái hoa tiên cho đời”. ———— Đó chính là số phận và nguồn gốc cũng như tác giả của hai bài hát “Nỗi lòng người đi” của nhạc sỹ Anh Bằng và bài “Tôi xa Hà Nội” của ông Khúc Ngọc Chân, mà cho đến nay rất nhiều người vẫn lầm tưởng vì sự giống nhau. Nhưng đáng tiếc cho cái tác phẩm đầu tay với bài hát “Nỗi lòng người đi” của Nhạc sỹ Anh Bằng nổi tiếng một thời, dậy sóng ở khắp nơi trên đất Sài gòn lại là một copie của một người khác.

Mời các bạn nhấn vào link để nghe bài hát :





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG KẺ MANG DANH "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

           Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta.           Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...

MAI PHAN LỢI - MỘT KỀN KỀN KHOÁC DANH NHÀ BÁO

           Đúng 5 năm sau khi rút thẻ nhà báo, kền kền Mai Phan Lợi bị cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội trốn thuế, theo điều 200 BLHS. Đây là hậu quả cho những gì mà Mai Phan Lợi đã làm, ngay từ thời anh ta còn làm nhà báo, thậm chí giữ chức vụ rất cao - Phó tổng thư ký tòa soạn, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP HCM tại Hà Nội.           Nhiều người biết đến Mai Phan Lợi thông qua sự kiện vụ mất máy bay Casa 212. Năm 2016, trong khi nhân dân cả nước đang hàng ngày ngóng chờ các tin tức mới nhất tìm kiếm 9 sỹ quan, cán bộ, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong lúc thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không hiểu vì động cơ gì, nhà báo Mai Phan Lợi, quản trị Diễn đàn nhà báo trẻ - đã ngay lạ...

TẠI SAO GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU ĐÓNG FACEBOOK?

          Ngày 26/6 vừa qua, trên trang fb cá nhân của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu vừa quyết định sẽ rời bỏ mạng xã hội Facebook. Không đưa ra lý do cụ thể khi quyết định rời Facebook, Giáo sư Châu cho biết, thời gian gần đây không còn cảm giác hào hứng với mạng xã hội nói chung và Facebook nữa. Ngô Bảo Châu viết: "Tôi nhận thấy rằng trang FB này không còn là kênh thích hợp để tôi tiếp nhận thông tin, tri thức cũng như để tôi chia sẻ suy nghĩ của mình nữa".           Nhiều người ngạc nhiên với quyết định của Ngô Bảo Châu, nhưng nếu theo dõi những hoạt động, trong đó có những "phốt" của anh giáo sư này trên mạng xã hội Facebook, thì nhiều người sẽ không ngạc nhiên. Là một người được dư luận quan tâm, khi trở thành nhà toán học đầu tiên của Vie...