Thời gian gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư tự đặt pháp danh cho mình là "Thích Minh Tuệ". Suốt quá trình thầy "Tuệ" đi khất thực đều trong vóc dáng đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu..., nhưng nhìn chung dư luận cung kính, khâm phục cách mà sư "Tuệ" vượt qua chính mình để lựa chọn lối khổ tu. Xin không tiếp tục bàn tới việc này, vì tự do tôn giáo là quyền của mỗi người và cách lựa chọn lối tu cũng là quyền của thầy "Tuệ". Tuy nhiên, theo dõi những clip trên mạng xã hội thời gian gần đây, xung quanh hiện tượng "Thích Minh Tuệ" đang phát sinh một số vấn đề nhạy cảm. Trước hết là sự mến đạo theo kiểu 4.0 của nhiều người dân, họ thấy một hiện tượng lạ, a dua theo đám đông, cùng gia nhập với đoàn người hành bộ theo sư "Tuệ" chỉ để thỏa mãn sự tò mò và livetream khoe mẽ. Đó là sự lố bịch mà nhiều người cho rằng đó là "kiếp nạn" mà sư "Tuệ" phải vượt qua. Không những vậy, một số người dân thể hiện sự cung kính, cúng dường thái quá, chen lấn, xô đẩy, giành nhau đứng gần sư "Tuệ" để chụp ảnh, quay phim tạo ra một sự phản cảm. Đó là chưa kể nhiều người đi theo quá, lấn chiếm lòng đường tạo ra sự cản trở lưu thông không đáng có. Gần đây còn xuất hiện một số vị sư khác cũng nhập "tăng đoàn". Có vị thì mặc áo cà sa, đeo kính râm, phát ngôn bừa bãi, rất phản cảm. Hay như một người đàn ông đi theo sư, được xem như "hộ pháp" của thầy, bỗng dưng cạo đầu rồi được gọi là sư "Minh Trí". Hay hiện tượng các youtober, tiktoker quay những cảnh các sư nhặt vải ven đường, sao mà trùng hạp như thể có người để sẵn vải để sư nhặt lên tạo ra sự ngẫu nhiên kỳ lạ. Không những vậy, tại Thanh Hóa còn ghi nhận một vị "sư" khác làm "phép lạ", dùng khả năng siêu phàm của mình để ban phước, chữa lành bệnh cho các "phật tử" thông qua việc vẩy, búng "nước lạ" trong bình bát của vị "sư" này. Liệu đó có phải là mê tín dị đoan mà lâu nay chúng ta thường lên án hay không. Có thể thấy sư "Thích Minh Tuệ: đang trở thành "hiện tượng lạ ” đáng trân quý sự giản dị, khiêm nhường và ý trí tu hành theo lối khổ tu. Nhưng rõ ràng việc các anh chị em youtuber, hoặc các tiktoker tung hô quá trớn, thậm chí đem tâm phân biệt giữa sư "Tuệ" với vị tu này, vị tu nọ vô tình khiến sư "Tuệ" bị đố kỵ, ganh ghét, thậm chí có thể khiến sư gặp nguy hiểm. Có lẽ những người mến đạo nên chăng hãy bảo vệ “hiện tượng” này bằng cách bớt quấy rầy, bớt tung hô và cũng bớt so sánh. Tốt hơn hết hãy lặng lẽ theo dõi những điều tốt đẹp theo cảm nhận của riêng mình. Bên cạnh đó, mong các cơ quan chức năng cần có biện pháp để hướng dẫn, kiểm soát các hoạt động tu tập tự phát, yêu cầu họ chấp hành quy định pháp luật; nếu phát hiện các hoạt động có dấu hiệu mê tín dị đoan cần xử lý, tránh để hiện tượng tà giáo có điều kiện sinh sôi nảy nở, khó kiểm soát.
Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta. Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...
Nhận xét
Đăng nhận xét