Việc cô Ngô Thúy Trình, một giáo viên Văn đã về hưu và thuộc thế hệ trung niên, quyết định mở kênh TikTok để chia sẻ kiến thức thực sự là một hành động đáng khâm phục và đáng ghi nhận. Mỗi ngày, cô không chỉ mang đến những bài giảng sâu sắc và chi tiết về nghị luận xã hội và phân tích các tác phẩm văn học, mà còn tạo nên một không gian học tập bổ ích cho nhiều học sinh. Việc này cho thấy sự tận tâm và lòng yêu nghề của cô, và càng trở nên đặc biệt hơn khi cô đã bước qua tuổi nghỉ hưu. Sự can đảm của cô Ngô Thúy Trình được thể hiện qua việc không ngần ngại tiếp cận công nghệ mới và hình thức giáo dục trực tuyến, điều mà nhiều người cùng thế hệ với cô có thể e ngại. Từ nội dung giảng dạy, cách thể hiện đến những bộ trang phục giản dị, mộc mạc và gần gũi, cô đã tạo được một kết nối chân thành và sâu sắc với các học sinh của mình. Những video trả lời bình luận của học sinh cũng cho thấy sự quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ của cô dành cho các em. Tuy nhiên, thật đáng buồn khi có một số bình luận thiếu văn hóa xuất hiện dưới các video của cô. Những lời lẽ như "Không hiểu có bị nhập không?", "Lời giảng vọng từ cõi âm" hay "Tiếng dạy Văn cõi âm" không chỉ xúc phạm đến cá nhân cô mà còn là hành động thiếu tôn trọng đối với nghề giáo. Điều này đặt ra câu hỏi về đạo đức và tư cách của những người bình luận. Giá trị của việc "Tiên học lễ, hậu học văn" từ lâu đã được răn dạy trong xã hội, thế nhưng có vẻ như nhiều bạn trẻ hiện nay đã quên mất điều này. Mạng xã hội như TikTok mang lại nhiều cơ hội để học hỏi và chia sẻ, nhưng nó cũng không phải là nơi để thoải mái buông ra những lời lẽ thiếu tôn trọng đối với người khác, đặc biệt là những người thầy, người cô đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp giáo dục. Đã đến lúc chúng ta cần tự nhìn lại và thúc đẩy việc xây dựng môi trường mạng xã hội lành mạnh, tôn trọng và văn minh hơn. Hãy cùng nhau học hỏi và trân trọng những giá trị mà thế hệ trước đã truyền lại. Hãy cảm ơn và đánh giá cao những người như cô Ngô Thúy Trình, những người đang không ngừng nỗ lực để mang lại tri thức và giá trị cho cộng đồng.
Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta. Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...
Nhận xét
Đăng nhận xét