Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, vị trí đồi A1 là cứ điểm quan trọng bậc nhất và có lẽ là nơi mà quân đội Việt Nam khó chiếm nhất. Việc chiếm được đồi A1 cho thấy rõ ý chí quyết thắng và mưu trí của quân ta. Sau nhiều lần tiến công vẫn không chiếm được đồi A1, quyết tâm của Bộ Chỉ huy chiến dịch đưa ra là muốn tiêu diệt được A1 phải bí mật đưa bộc phá vào đánh đúng hầm ngầm, diệt được hầm ngầm mới diệt được A1. Và thế là từ đêm 20/4/1954, quân ta đã bắt đầu đào hầm ngầm. Để đảm bảo bí mật, an toàn, công việc ngụy trang cửa hầm được thực hiện rất kỹ. Đất đá đào ra đều cho vào bao dù đưa ra ngoài. Càng đào vào sâu, công việc càng khó khăn vì vừa thiếu ánh sáng vừa thiếu không khí, nên bộ đội phải liên tục thay nhau ra ngoài để thở… Đến ngày 5/5/1954, đường hầm ở A1 đã hoàn thành. Đường hầm khi hoàn thành dài tới 82 mét và dẫn lên tận đỉnh đồi A1, nơi đặt khối bộc phá nghìn cân. Phần lớn lòng đường hầm rất nhỏ hẹp, chỉ đủ cho một người lách trườn lên. Trong đêm, khối bộc phá được chia thành 50 gói, mỗi gói khoảng 20 kg, được đưa vào đặt dưới hầm ngầm. Điều thú vị là có khoảng 5 tạ bộc phá này là Pháp “tặng” quân ta. Theo Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trưa ngày 12/4/1954, chiếc máy bay thứ 50 bị bắn rơi tại Điện Biên Phủ. Đó là pháo đài bay ném bom 4 động cơ B-24 lần đầu bị hạ trên chiến trường Việt Nam. Bom nằm trong khoang chưa kịp thả. Số bom này đã được đồng chí Tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Bạch cùng đồng đội bỏ ra một tuần để gỡ lấy thuốc nổ. Và chính số thuốc nổ này được quân ta đặt vào trong hầm để làm hiệu lệnh tấn công đồi A1 vào 6/5/1954. Bộ Chỉ huy Mặt trận quy định: Đúng 20 giờ 30 phút ngày 6/5/1954, toàn mặt trận sẽ nổ súng, lấy tiếng nổ của khối bộc phá ở điểm cao A1 làm hiệu lệnh tấn công. Đến sáng 7/5/1954, qua 39 ngày đêm, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên cao điểm A1 báo hiệu giờ tàn của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Sau 70 năm, đồi A1 hôm nay vẫn là chứng nhân sừng sững của thời “hoa lửa”. Một trong những điểm không thể không đến trong hành trình tìm về Điện Biên Phủ.
Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi. Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo
Nhận xét
Đăng nhận xét