Kỳ thi vào lớp 10 đã được Sở Giáo dục & Đào tạo các tỉnh, thành phố tổ chức trong những ngày vừa qua. Đây là kỳ thi mang tính cột mốc vì nó ảnh hưởng rất lớn đến định hướng trong học tập cũng như tương lai sau này của các bạn học sinh. Áp lực của các bạn học sinh và gia đình là rất lớn, nhất là tại các thành phố lớn và địa bàn đô thị. Tại Thủ đô Hà Nội, năm 2024 có gần 106.500 học sinh đăng ký thi lớp 10 THPT công lập, trong đó có 11.191 lượt thí sinh đăng ký dự thi lớp 10 THPT chuyên. Tuy nhiên tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm nay tại Hà Nội là 77.250 học sinh. Theo công bố từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tỷ lệ chọi thi vào lớp 10 THPT công lập của các trường tại Hà Nội năm 2024 cao nhất là 3,11 và thấp nhất là 0,63. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, có tổng cộng 98.681 học sinh đăng ký tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trong khi chỉ có 71.020 chỉ tiêu lớp 10 thuộc 113 trường THPT công lập trên địa bàn. Những con số trên nói lên những gánh nặng tâm lý nếu làm bài không tốt và lỡ “trượt” THPT công lập. Năm 2023, sau khi điểm chuẩn các trường THPT công lập được công bố, trên các diễn đàn một số học sinh tâm sự đã không thể ăn, không thể ngủ kể từ khi biết bản thân thi trượt. Các em cho rằng mình là người thất bại, vô định khi nghĩ đến tương lai, sợ hãi và buồn bã khi thấy cha mẹ, ông bà thở dài. Rõ ràng với độ tuổi mới lớn khi đối diện với những áp lực trong cuộc sống thì vai trò đồng hành, sẻ chia, động viên của gia đình là cực kỳ quan trọng. Gia đình cần chuẩn bị tinh thần và động viên con nếu không trúng tuyển vào trường THPT thì còn nhiều con đường khác để thành công. Gia đình không nên gây áp lực thêm cho học sinh mà cần động viên để vượt qua nỗi thất vọng trong thi cử. Điều quan trọng là phải giúp con em mình vững tin trong cuộc sống, vượt qua gian khổ để tiếp tục học tập, phấn đấu trở thành người tốt cho xã hội.
Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta. Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...
Nhận xét
Đăng nhận xét