Hà nội với 1.350 làn nghề và làng có nghề, như gốm sứ Bát Tràng, dát vàng quỳ bạc quỳ Kiêu Kỵ, dệt lụa Vạn Phúc, thêu ren Quất Động, mây tre đan Phú Vinh, sừng Thụy Ứng…; cùng những làng hoa, cây cảnh nổi tiếng, như Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm, Tây Tựu, Mê Linh nổi tiếng vv… Đây có thể xem là một trong những lợi thế lớn để Hà Nội phát triển du lịch theo hướng văn hóa – làng nghề. Xin được nói thêm, thị hiếu của khách Mỹ, khách Châu âu, vv… họ rất thích đến những làng nghề thủ công để được tận mắt chứng kiến các sản phẩm độc bản từ bàn tay con người làm ra và hơn thế nữa là họ được trải nghiệm khi được trực tiếp tham gia vào các quy trình để làm ra sản phẩm và chính họ sẽ được thủ hưởng sản phẩm do họ làm ra. Trong năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thiện 2 tuyến du lịch văn hóa - làng nghề: Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên và tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức và từng bước mở rộng dần ra các làng nghề khác trên toàn Hà Nội. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa các điểm du lịch văn hóa như Hồ hoàn kiếm, Văn miếu Quốc tự giám, Lăng Bác, vv… đến các làng nghề. Đặc biệt, Hà Nội sẽ mở rộng du lịch đến các vùng miền lân cận, biến Hà Nội thành trung tâm du lịch văn hóa – làng nghề kết nối với các tỉnh khác. Nằm trong chương trình chung đó, dự kiến Hà Nội sẽ hoàn thiện tuyến du lịch đường sông từ bến Chương Dương Độ (quận Hoàn Kiếm) - Bát Tràng - Ninh Sở (huyện Thường Tín) - Hưng Yên và tiếp tục mở rộng các sản phẩm du lịch đường sông. Đây có thể xem là một điểm nhấn cực kỳ quan trọng trong bản đồ du lịch Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Mọi người đang chờ đợi để được trực tiếp trải nghiệm sản phẩm du lịch đường sông của Hà Nội.
Hà nội với 1.350 làn nghề và làng có nghề, như gốm sứ Bát Tràng, dát vàng quỳ bạc quỳ Kiêu Kỵ, dệt lụa Vạn Phúc, thêu ren Quất Động, mây tre đan Phú Vinh, sừng Thụy Ứng…; cùng những làng hoa, cây cảnh nổi tiếng, như Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm, Tây Tựu, Mê Linh nổi tiếng vv… Đây có thể xem là một trong những lợi thế lớn để Hà Nội phát triển du lịch theo hướng văn hóa – làng nghề. Xin được nói thêm, thị hiếu của khách Mỹ, khách Châu âu, vv… họ rất thích đến những làng nghề thủ công để được tận mắt chứng kiến các sản phẩm độc bản từ bàn tay con người làm ra và hơn thế nữa là họ được trải nghiệm khi được trực tiếp tham gia vào các quy trình để làm ra sản phẩm và chính họ sẽ được thủ hưởng sản phẩm do họ làm ra. Trong năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thiện 2 tuyến du lịch văn hóa - làng nghề: Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên và tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức và từng bước mở rộng dần ra các làng nghề khác trên toàn Hà Nội. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa các điểm du lịch văn hóa như Hồ hoàn kiếm, Văn miếu Quốc tự giám, Lăng Bác, vv… đến các làng nghề. Đặc biệt, Hà Nội sẽ mở rộng du lịch đến các vùng miền lân cận, biến Hà Nội thành trung tâm du lịch văn hóa – làng nghề kết nối với các tỉnh khác. Nằm trong chương trình chung đó, dự kiến Hà Nội sẽ hoàn thiện tuyến du lịch đường sông từ bến Chương Dương Độ (quận Hoàn Kiếm) - Bát Tràng - Ninh Sở (huyện Thường Tín) - Hưng Yên và tiếp tục mở rộng các sản phẩm du lịch đường sông. Đây có thể xem là một điểm nhấn cực kỳ quan trọng trong bản đồ du lịch Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Mọi người đang chờ đợi để được trực tiếp trải nghiệm sản phẩm du lịch đường sông của Hà Nội.
Nhận xét
Đăng nhận xét