Tôi vẫn nhớ một ngày đầu tháng 10/2013, hòa cùng đoàn người ở trên cầu vượt Mai Dịch, ngắm nhìn khoảnh khắc linh cữu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhẹ đi qua… Và 11 năm sau, vào những ngày mùa hè tháng 7, ngay trước ngày Thương binh liệt sĩ, sẽ có những cung đường, ngã tư đông nghẹt người, đứng đưa tiễn một người con của dân tộc… Vừa nãy, tôi có xem một livestream trên TikTok, có một bác cựu chiến binh xếp hàng gần 2 tiếng đồng hồ đợi viếng bác Trọng, bác dùng khăn mùi xoa lau nước mắt, nói rằng: “Tôi đã dành cả tuổi trẻ đi dọc Trường Sơn đánh giặc cứu nước, dành vài tiếng tiễn ông ấy thì không là gì cả. Đợi xuyên đêm đến sáng cũng được. Không đợi được thì mai chúng tôi đi bộ ra thẳng Mai Dịch luôn”. Thế hệ của chúng tôi sinh ra khá xa lúc Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi. Chúng tôi không biết được cái cảm giác tiễn đưa người con ưu tú nhất của dân tộc là như thế nào. Nhưng tôi tin rằng những con người ở thời điểm hiện tại, như tôi và các bạn, đều sẽ hiểu được phần nào những cảm giác của cha ông đi trước. Vì dân tộc và Tổ Quốc Việt Nam, vẫn sẽ được tiếp nối và truyền lại…
Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta. Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...
Nhận xét
Đăng nhận xét