Hiện nay, với xu hướng vươn tầm hợp quốc tế nên Bộ Giáo dục và đào tạo đã đặt ra nhiều tiêu chí về ngoại ngữ, điều đó đã tạo nhiều cơ hội đi du học, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài nhưng bên cạnh đó cũng kéo theo nhiều thách thức với học sinh, sinh viên, học viên các hệ sau đại học. Chính vì vậy, thời gian gần đây, trên mạng xã hộixuất hiện hàng loạt fanpage quảng cáo về dịch vụ "nhận thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ, bao đỗ đầu ra". Những fanpage này đăng thông tin sẽ thi hộ cho người có nhu cầu muốn sở hữu các chứng chỉ ngoại ngữ như: IELTS, PTE, TOEIC, VSTEP, KET, FCE… Để chiếm được niềm tin của những người nhẹ dạ cả tin, admin của các fanpage trên đều cam kết xanh rờn: Muốn chứng chỉ ngoại ngữ nào cũng có. Chúng tôi cam kết đáp ứng được nhu cầu của bạn. Sẽ có người thi hộ. Người thật, thi thật, nói không với chứng chỉ giả", đồng thời cho biết thêm: "Chúng tôi bảo hành kết quả trọn đời. Nếu không giao chứng chỉ đúng như thời hạn bạn muốn thì sẽ hoàn 200% phí". Khi liên hệ với nhiều fanpage cùng quảng cáo thi hộ chứng chỉ tiếng Anh, dễ dàng nhận thấy mô tuýp hoạt động của dịch vụ này hoàn toàn không khác biệt. Tất cả đều có điểm chung là đưa ra những lời "mật ngọt" để dụ dỗ, cam kết bao đỗ và khách hàng chỉ thanh toán sau khi có chứng chỉ. Mặc dù đã có nhiều bài viết tuyên truyền về vấn đề này, tuy nhiên, vì một sự ma mị nào đó hoặc do nóng lòng muốn có chứng chủ tiếng Anh phục vụ cho mục tiêu cá nhân nên nhiều bạn trẻ vẫn sập bẫy lừa đảo, tiền mất tật mang. Vì vậy đã có không ít trường hợp sử dụng các chứng chỉ dạng này để xét tuyển và sau đó nhận “trái đắng” khi nhà trường phát hiện chứng chỉ giả và hủy kết quả học tập. Mặc dù các cơ quan chức năng đã nâng cao việc kiểm soát, xử lý nhưng thực tế cho thấy, khi “cầu” đang cần thì “cung” luôn có để đáp ứng. Vì thế mà các trang quảng cáo này vẫn nham nhảm trên mạng xã hội. Điều đó đã dóng lên hồi chuông báo động đỏ về cách tiếp cận của giới trẻ trong vấn đề học tập, thay vì ra sức dùi mài kinh sử, một bộ phận lại tìm cách gian lận để đạt được mục tiêu. Với cách tiếp cận như vậy, các em không chỉ trả giá khi sự việc phát giác mà còn kéo theo sự dang dở chuyện học hành, ảnh hưởng đến danh dự và tương lai mai sau.
Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta. Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...
Nhận xét
Đăng nhận xét