Kỳ Olympic thứ hai liên tiếp thể thao Việt Nam không có huy chương, lợi dụng vấn đề này đám kền kền “việt tân” tái diễn chiêu trò “chọc gậy bánh xe”, dùng miệng lưỡi diều hâu và cách so sánh phiến diện, tạo dư luận xấu về vấn đề ngân sách nhà nước chi cho các lĩnh vực của đời sống xã hội. Dòng status này nhanh chóng thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận, không ít những kẻ “té nước theo mưa” còn tung hô luận điệu khi so sánh nguồn ngân sách dành cho y tế, giáo dục với lực lượng vũ trang. Theo dữ liệu chi ngân sách nhà nước năm 2024 được trích lại một phần từ cổng thông tin của Chính phủ và Bộ Tài chính được đăng công khai. Xem bảng kèm theo, trong đó chú ý các ô khoanh màu đỏ và xanh có thể thấy ngân sách nhà nước chi cho Giáo dục: 352.635 tỷ đồng; Y tế: 90.608 tỷ đồng; Công an: 112.271 tỷ đồng; Quốc phòng: 224.412 tỷ đồng Sự khác biệt giữa hai dữ liệu ở chỗ: Ngành Công an và Quốc phòng chỉ có một đơn vị (một đầu mối) hưởng ngân sách nhà nước duy nhất, còn ngành giáo dục và y tế thì có nhiều đầu mối hưởng ngân sách nhà nước. Ngành Giáo dục và ngành Y tế có hai nguồn ngân sách: từ ngân sách trung ương và từ ngân sách địa phương, mỗi nguồn lại chia làm hai hạng mục: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Dữ liệu mà mọi người share nhau chỉ là dữ liệu từ nguồn ngân sách trung ương hạng mục chi thường xuyên, thiếu hạng mục ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển và thiếu toàn bộ nguồn ngân sách địa phương (chi từ ngân sách địa phương lớn hơn 12 lần với ngành giáo dục và lớn hơn 5 lần với ngành y tế). Hơn nữa, giáo dục, đào tạo và y tế còn có nguồn thu từ xã hội hoá (các trường quốc tế, trường tư thục, dân lập, bệnh viện quốc tế, bệnh viện tư). Còn đối với lĩnh vực thể thao, tất nhiên do điều kiện kinh tế còn hạn hữu, nên nhà nước ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực thiết yếu, quan trọng hơn cũng là điều hoàn toàn có thể chia sẻ, thông cảm được. Nhưng không phải vì vậy mà đem ra so sánh thiển cận như cách mà đám “việt tân” châm ngòi gây mất đoàn kết. Do đó, trước những thông tin, số liệu mà những kẻ chống đối đưa ra, chúng ta cần xem xét, tìm hiểu kỹ lưỡng, tránh đánh đồng bị luận điệu xuyên tạc dắt mũi theo chiều hướng tiêu cực.
Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta. Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...
Nhận xét
Đăng nhận xét