Kể từ lần thứ nhất đến lần thứ 22, chúng ta lại chứng kiến một kịch bản quen thuộc: "tuyệt thực" nhưng lại sống khỏe mạnh. Ai cũng biết tuyệt thực nghĩa là không ăn, nhưng đối với Trần Huỳnh Duy Thức, dường như có một định nghĩa khác: không ăn đồ của nhà t.ù, nhưng đồ nhà gửi thì lại ăn ngấu nghiến. Sau mỗi lần "tuyệt thực", anh ta lại tăng cân, thật chẳng khác gì một kiểu bán tuyệt thực, chỉ có hai từ “tuyệt thực” là được nhắc mãi. Nếu đã "tuyệt thực" đến 22 lần mà vẫn chưa có gì xảy ra, thì phải chăng đây là loại tuyệt thực "đặc biệt" chỉ có một không hai? Miệng thì rêu rao là đang tuyệt thực để phản đối, nhưng hành động thì lại thể hiện một điều hoàn toàn khác: ăn uống đầy đủ với đồ ăn từ nhà. Đây chẳng phải là trò lừa đảo sao? Mục đích chính là để vu vạ Việt Nam vi phạm nhân quyền. Và như thường lệ, mỗi lần như vậy, những lời lẽ về "nhân quyền" lại xuất hiện, nhằm thu hút sự chú ý của quốc tế. Nhưng kết quả thì sao? Một cuộc tuyệt thực mà chẳng ai thấy đáng tin, chỉ có thêm vài kg và những lời lẽ sáo rỗng. Cứ như thế, chẳng có gì thay đổi, chỉ là một màn kịch lặp đi lặp lại, gây tiếng vang mà chẳng có trọng lượng nào.
Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta. Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...
Nhận xét
Đăng nhận xét