Cuộc đua vào Nhà trắng của nước Mỹ luôn nhận được sự quan tâm lớn của dư luận trong nội bộ nước Mỹ và thế giới. Sự hấp dẫn của cuộc đua này còn khiến cho những người theo dõi nín thở, chờ đợi kết quả như theo dõi chương trình “vòng quay kỳ diệu” diễn ra trong khung 18h đến 18h30 hàng ngày. Cuộc tranh cử lần này còn kịch tính hơn cả những bộ phim holyword giữa hai ứng viên “người tám lạng, kẻ nửa cân”. Dù chưa biết được ai sẽ là chủ nhân của Nhà trắng nhưng rõ ràng hai ứng viên của đảng dân chủ và đảng cộng hòa đang khiến cho cả nước Mỹ chao đao. Đáng chú ý, ngày 15/9 (giờ Mỹ) vừa qua, đội ngũ tranh cử của ông Donald Trump cho biết, đã có tiếng súng nổ gần ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa này khi ông đang chơi golf ở thành phố West Palm Beach, bang Florida. Cảnh sát trưởng hạt Palm Beach Ric Bradshaw cho biết, đối tượng nổ súng cách ông Trump từ 365 - 457m và bắn ít nhất 4 lần. Đây là vụ nổ súng thứ 2 nhằm vào ông Trump chỉ trong vòng 2 tháng. Hồi tháng 7, ông cũng bị bắn khi đang vận động tranh cử ở bang Pennsylvania. Vụ việc này đã làm dấy lên những quan ngại về việc bảo vệ an toàn cho Tổng thống Mỹ hoặc ứng cử viên Tổng thống Mỹ. Trong lịch sử, ông John F. Kennedy, tổng thống thứ 35 của nước Mỹ cũng đã bị ám sát và qua đời tại bang Texas. Sâu chuỗi lại các vấn đề này, rõ ràng nước Mỹ đâu phải là thiên đường, cũng không phải là nơi hạnh phúc nhất, an toàn nhất khi chính tổng thống và ứng viên luôn là mục tiêu để các thành phần cực đoan tìm cách ám sát, tiêu diệt. Đây phải chăng là mặt trái của đa nguyên, đa chính trị, những bất ổn này có thể khiến cho lòng dân không yên, tạo tiền đề dấy lên làn sóng của sự chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ. Do đó, mọi vấn đề trong xã hội đều chỉ mang tính tương đối, có cả mặt tích cực và tiêu cực, không nên tuyệt đối hóa nền dân chủ theo kiểu đa đảng mà cần nhìn nhận vào những thực tế đang diễn ra trên đất nước Mỹ. Sau sự việc ông Trump bị ám sát lần thứ 2, trên mạng xã hội X, bà Harris khẳng định bạo lực không có chỗ ở nước Mỹ. Thế nhưng với những gì đã và đang diễn ra, có lẽ tuyên bố của bà Harris chẳng qua như liều thuốc an thần an ủi lòng dân; tô vẽ chiếc áo choàng hào nhoáng che đậy những tiêu cực, bất ổn ngay trong xã hội.
Gần đây, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục bám vào những đối tượng được đặt cho cái tên rất kêu là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền. Song, ngẫm lại thì thấy các chiêu bài chống phá ấy cuối cùng vẫn chỉ xoay quanh việc đưa ra những luận điệu xuyên tạc, cùng với đó là những đòi hỏi đi ngược với luật pháp và thực tế nhằm đánh lừa dư luận về tình hình bảo đảm quyền con người ở nước ta. Trong báo cáo công bố vào giữa tháng 1 vừa qua, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho rằng, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và q...
Nhận xét
Đăng nhận xét