Chuyển đến nội dung chính

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

          Từ thực tiễn chủ nghĩa dân túy trên thế giới, soi chiếu vào điều kiện Việt Nam có thể thấy, ở nước ta chủ nghĩa dân túy không có đủ cơ sở kinh tế, chính trị-xã hội để tồn tại dưới dạng một “chủ nghĩa” theo nguyên nghĩa, mà chủ yếu là các biểu hiện dưới dạng phát ngôn và hành động mang tính chất mị dân, lợi dụng, kích động nhân dân, lấy danh nghĩa “nhân dân” nhằm phục vụ cho ý đồ chính trị, kinh tế,… của cá nhân, nhóm người nhất định. Những biểu hiện đó có thể khái quát thành những nhóm sau:
Thứ nhất, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt, xa rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng, chạy theo những lợi ích trước mắt, thực dụng của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đây có thể xem là những biểu hiện tiền đề, sơ khai của chủ nghĩa dân túy.
Thứ hai, mang màu sắc dân túy rõ hơn là một số cá nhân có phát ngôn, lời nói, hành động không đúng với quan điểm, chủ trương, đường lối, nguyên tắc của Đảng, trái quy định pháp luật; lời hứa suông thiếu tính khả thi hoặc lời nói không đi đôi với việc làm, “nói một đằng làm một nẻo”. Mục đích của những người này là thông qua “lấy lòng quần chúng”, “theo đuôi quần chúng” với mưu mô đạt lợi ích riêng cho bản thân hoặc lợi ích nhóm.
Thứ ba, dưới danh nghĩa “yêu nước”, “bảo vệ lợi ích của nhân dân”, “vì dân”, các phần tử cơ hội chính trị đưa ra những phát ngôn và hành động mang tính mị dân, phản động. Trước mỗi vụ việc phức tạp, nhạy cảm, họ lợi dụng các diễn đàn, nhất là mạng xã hội kêu gọi biểu tình, tập trung đông người bằng những khẩu hiệu “bất tuân dân sự” gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tác động xấu đến phát triển kinh tế-xã hội.
Thực tế là đã có một số vụ việc mang màu sắc dân túy, bị các thế lực thù địch, phản động bên ngoài câu kết với các phần tử bất mãn trong nước để lợi dụng chống phá. Điển hình như: Âm mưu thành lập “Nhà nước Khmer Krom”; “Nhà nước Tin lành Đề-ga”; “Vương quốc Chămpa” và “Vương quốc Mông”, hay đòi ly khai, tự trị, độc lập, đa nguyên – đa đảng… Lợi dụng việc nhà máy Fomosa xả nước thải làm ô nhiễm môi trường biển ở miền Trung… Từ đó họ phụ họa, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; kích động một bộ phận người dân thiếu hiểu biết tham gia biểu tình, gây rối đập phá trụ sở cơ quan công quyền, khu công nghiệp. Mục đích của những việc làm này là hòng gây mất ổn định chính trị-xã hội, tạo cớ can thiệp sâu hơn vào Việt Nam; kích động tâm lý, tư tưởng bài ngoại cực đoan, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế…
Nâng cao hiệu quả đấu tranh, ngăn chặn biểu hiện dân túy
Ý thức được sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy trên diện rộng, những năm qua, Đảng ta đã ban hành nhiều văn kiện, chính sách liên quan tới cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa dân túy và những biểu hiện tiêu cực của nó.
Đầu tiên phải kể đến là Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về công tác tư tưởng, lý luận báo chí trước yêu cầu mới (năm 2007) đã chính thức hóa cuộc đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam, đưa nó trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Sau đó là các Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII, khóa XIII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới… cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác… Tuy nhiên để tiếp tục bảo đảm cho việc phòng, chống chủ nghĩa dân túy đạt hiệu quả chúng tôi cho rằng cần phải làm tốt một số giải pháp sau:
Trước tiên, cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, làm rõ khái niệm, nội dung, hình thức, các biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của nó. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vấn đề này, qua đó tạo sự “miễn dịch”, sức “đề kháng” trước tác động của những biểu hiện chủ nghĩa dân túy. Đồng thời, cấp ủy đảng các cấp cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, về xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Hai là, nâng cao hiệu quả đổi mới hệ thống chính trị, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng, đập tan các âm mưu nhằm thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam. Phát biểu tại lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 / 3-2-2020), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định chân lý: “Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Từ khi ra đời đến nay, để khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với những trào lưu tư tưởng đối lập với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa dân túy dù biểu hiện dưới hình thức nào, về bản chất, đây vẫn là một loại tư tưởng tiểu tư sản, duy tâm, mị dân, không tưởng, phản khoa học, thậm chí là phản động. Vì vậy, chỉ có xây dựng cho được một hệ thống chính trị vững vàng về chủ nghĩa, trong sáng, lành mạnh về phẩm chất và “chí công vô tư” trong phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân thì mới có cơ sở để chống lại và triệt tiêu chủ nghĩa dân túy.
Ba là, tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Cùng với đó, có các chính sách phù hợp để hạn chế và giải quyết các mặt trái của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở phải gần dân, phát huy dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt công tác tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, lắng nghe để giải quyết đúng đắn những kiến nghị, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân; xử lý kịp thời, dứt điểm các vấn đề bức xúc liên quan đến đời sống nhân dân, các vụ tranh chấp, khiếu kiện đông người, phức tạp, tránh để các thế lực dân túy và cơ hội chính trị lợi dụng xuyên tạc, chống phá.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước gắn liền với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực, để củng cố niềm tin trong nhân dân, qua đó góp phần loại bỏ nguy cơ khởi phát và lan truyền của những mầm mống dân túy. Thực tế công tác phòng, chống “giặc nội xâm” được Đảng ta đẩy mạnh từ nhiều năm nay và đạt được những kết quả cụ thể, rõ rệt. Theo kết quả điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành mới đây, tuyệt đại đa số ý kiến người dân (93%) bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; khiến cho mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch đều trở nên lạc lõng trong dòng chảy phát triển của đất nước.
Ngoài ra, một biện pháp quan trọng cũng là quan điểm chỉ đạo, yêu cầu cơ bản trong đấu tranh ngăn ngừa chủ nghĩa dân túy hiện nay là phải “kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” và phòng, chống “diễn biến hòa bình”, phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Trong đó nhiệm vụ cấp bách là phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, kiểm soát chặt chẽ quyền lực, đẩy mạnh đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh về mọi mặt, nhằm ngăn ngừa, loại trừ những biểu hiện chủ nghĩa dân túy từ cơ sở…
Đấu tranh ngăn chặn chủ nghĩa dân túy và những biểu hiện tiêu cực của nó là quá trình bền bỉ, lâu dài. Làm tốt những nhiệm vụ trên sẽ góp phần nhận diện và loại bỏ những loại “virus độc” của chủ nghĩa dân túy, giúp môi trường chính trị-xã hội Việt Nam lành mạnh hơn, không để những người có dấu hiệu nhiễm virus ấy ngả hẳn sang phía bên kia, đi ngược lại lợi ích của đất nước. Quá trình đó cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự vào cuộc của báo chí, truyền thông và sự tham gia tích cực của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Việt Nam.

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng kẹo

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà thờ, tấn công dân làng bằng vũ kh.í..làm ít n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN VẪN ĐANG ĐỂ CHU MỘNG LONG NHỞN NHƠ ĐẾN VẬY?

Những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ các LLVT Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC, Công an, Biên phòng trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể đoàn kết, nỗ lực liên tục chiến đấu với giặc lửa ở các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đặc biệt là di sản rừng nguyên sinh ở Núi Xuân Lĩnh, Hồng Lĩnh - một trong 99 ngọn núi Hồng huyền thoại, linh kiệt tọa lạc trên dòng sông Lam thơ mộng của vùng đất xứ Nghệ yêu thương, địa linh nhân kiệt. Trong cuộc chiến cam go ấy, tinh thần, trách nhiệm, lòng người, sự tương thân, tương ái, những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam lại dâng lên, cả nước hướng về vùng đất này với những cảm xúc xót thương dâng trào trong cơn giặc lửa khủng khiếp, thì ông Chu Mộng Long, giảng viên Đại học Quy Nhơn, Bình Định lại hả hê thả stt trên facebook cá nhân rằng: "rừng cháy đáng chửi chứ sao lại khóc.... N