Không ít người trong chúng ta ắt hẳn cảm thấy ức chế khi đang xem chương trình đến cao trào thì "đứt dây đàn" do quảng cáo chen ngang. Bức xúc hơn khi mà thấy một số nghệ sĩ, người nổi tiếng bị một lúc thật nhiều bệnh tật, hết đau, lưng, mỏi gối, tê tay đến đau dạ dày, yếu sinh lý, mất ngủ rồi thì hôi miệng, hắc lào, thâm da… Ta hay nói đùa với nhau là nghệ sĩ, người nổi tiếng là những "con bệnh" hay sao mà mắc lắm bệnh thế.
Mở rộng phạm vi hơn thì
dưới góc độ người tiêu dùng, nhân dân, nhất là những người vì niềm tin, hâm mộ
đối với nghệ sĩ, người nổi tiếng mà đã "bị lừa" bởi những quảng cáo
nói thực ra là "không có thật", nghệ sĩ, người nổi tiếng không hề bị
bệnh như quảng cáo, các hàng hóa họ quảng cáo họ cũng chẳng dùng một cắc nào cả
và "thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa
bệnh". Và vậy là những nội ám thị lẫn nhau khiến cho chúng ta sống trong
mê cung thông tin quảng cáo vừa tràn lan, vừa vô bổ lại phiễn não. Nỗi đau đầu
đó giờ tràn sang cả không gian mạng, nơi mà hơn 90% người dân nước ta đang tham
gia hàng ngày.
Tuy nhiên, quảng cáo là
quy luật không khác được, nó là một trong những cách thức để hàng hóa được phổ
biến rộng rãi trong xã hội. Vậy nên, đúng như nhiều đại biểu đóng góp ý kiến
xây dựng Luật Quảng cáo phải thực chất và điều chỉnh hết được những vấn đề đang
tồn tại suốt thời gian qua mà như nhiều người nói "biết rồi đấy nhưng vẫn
để chờ xem". Quảng cáo đã đến lúc phải đi kèm với trách nhiệm của những
người mang sản phẩm đến với đời, để quảng cáo thực sự là giá trị, là niềm tin,
là văn hóa của xã hội văn minh.
Nhận xét
Đăng nhận xét