Chuyển đến nội dung chính

Lạm bàn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và trách nhiệm pháp luật tại Việt Nam qua vụ Thạch Chanh Đa Ra

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, quyền này không thể bị lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây tổn hại đến lợi ích chung của xã hội. Vụ việc Thạch Chanh Đa Ra là minh chứng rõ ràng về hành vi lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để vi phạm pháp luật và cách pháp luật xử lý nghiêm minh, không phân biệt tôn giáo.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam: Bảo vệ và giới hạn
Theo Quy định pháp luật bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định rõ: "Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo". Điều 6 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016 khẳng định: "Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bày tỏ niềm tin, thực hành nghi lễ, tham gia hoạt động tôn giáo.". Những quy định này đảm bảo rằng mọi người dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, hay địa vị xã hội.
Tuy nhiên, Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không được lợi dụng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây rối trật tự công cộng, kích động bạo lực hoặc chia rẽ dân tộc.
Điều 15 Hiến pháp 2013 khẳng định: "Quyền của công dân không được tách rời nghĩa vụ công dân. Mọi người phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật."
Vụ Thạch Chanh Đa Ra: Lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để vi phạm pháp luật?
Qua cáo trạng và bản án, ta thấy rõ bản chất hành vi của Thạch Chanh Đa Ra: 
            Xây dựng trái phép trên đất không thuộc sở hữu: Thạch Chanh Đa Ra đã sử dụng danh nghĩa tôn giáo để xây dựng công trình trên đất tranh chấp, vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai.
Tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái phép: Sử dụng các công trình chưa được cấp phép làm nơi tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái quy định, gây mất trật tự an ninh.
Lợi dụng mạng xã hội để vu khống, xuyên tạc: Đăng tải thông tin sai lệch nhằm kích động dư luận, gây hoang mang trong cộng đồng.
Trên thực tế, Pháp luật Việt Nam xử lý hành vi vi phạm dựa trên bản chất vi phạm pháp luật, không phân biệt đối tượng là tu sĩ, giáo dân hay người không theo tôn giáo. Việc xử lý Thạch Chanh Đa Ra không liên quan đến vấn đề tôn giáo mà dựa trên hành vi vi phạm pháp luật cụ thể, như: 
Xây dựng trái phép (Luật Đất đai); 
Tổ chức hoạt động trái pháp luật (Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo); 
Phát tán thông tin sai sự thật (Bộ luật Hình sự).
Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Điều này được thể hiện qua hỗ trợ xây dựng cơ sở tôn giáo hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của các tổ chức tôn giáo và tín đồ trước hành vi xâm phạm. Pháp luật đặt ra giới hạn nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng không bị lạm dụng để xâm phạm lợi ích chung. Trong vụ Thạch Chanh Đa Ra, hành vi lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để vi phạm pháp luật đã làm tổn hại quyền lợi của chủ đất hợp pháp và gây mất trật tự an ninh.
Pháp luật không phân biệt người vi phạm là tín đồ hay không, thuộc tôn giáo nào hay không theo tôn giáo. Trong trường hợp này, Thạch Chanh Đa Ra bị xử lý không phải vì ông là tu sĩ mà vì ông vi phạm các quy định pháp luật hiện hành.
Bài học và thông điệp từ vụ việc
+ Không được lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật: Danh nghĩa tôn giáo không phải là "lá chắn" để biện minh cho các hành vi vi phạm pháp luật. Mọi người, dù thuộc tín ngưỡng hay tôn giáo nào, đều phải tuân thủ pháp luật, đóng góp vào sự ổn định và phát triển xã hội.
+ Vai trò của pháp luật trong bảo vệ tự do tín ngưỡng: Các quy định pháp luật không chỉ bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng mà còn đảm bảo các hoạt động tôn giáo diễn ra lành mạnh, không bị lợi dụng để gây bất ổn. Pháp luật là cơ sở để giải quyết mâu thuẫn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tất cả các bên.
Vụ việc Thạch Chanh Đa Ra là minh chứng cho thấy pháp luật Việt Nam không ngừng bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng đồng thời kiên quyết xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật. Điều này khẳng định:
1. Quyền tự do tín ngưỡng không tách rời trách nhiệm pháp lý.
2. Pháp luật là công cụ đảm bảo quyền lợi chính đáng và duy trì trật tự xã hội.
3. Danh nghĩa tôn giáo không thể được sử dụng để che đậy hay biện minh cho hành vi vi phạm pháp luật.
Từ đó, mọi công dân cần ý thức thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật, đóng góp vào sự ổn định và phát triển của xã hội.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tâm sự của một người bỏ đạo Thiên chúa

Đề tài công giáo xưa nay gây tranh cãi rất nhiều trên toàn thế giới. Nhưng người Công giáo trên thế giới rất đông đảo và cuồng tín nên ít ai dám đụng chạm. Thời gian đầu, mỗi tuần tôi đi lễ 1 buổi, nhưng với tính cách không tin tâm linh cho lắm nên khi đi lễ chả hiểu cái gì, nó cứ hao hao nhau, không có gì mới so với ngày lễ trước đó. Đã thế đôi khi lễ 2 tiếng còn chưa xong, quỳ , đứng, ngồi rất mệt mỏi. Chỉ toàn nghe đọc và hát ca ngợi Chúa, nhưng khi mình tìm hiểu thì sự thật mới thấy Thiên chúa giáo. Mỗi tuần bảy ngày mà y chang nhau thì ai mà chịu cho nỗi.  Cái khó chịu của đạo Công giáo là ngoài phần giảng đạo tẻ nhạt thì ngày nghỉ bắt buộc quá nhiều. Chủ nhật, lễ thánh này thánh nọ, lễ này lễ kia, rồi kiêng đủ thứ khiến cho công việc bị ảnh hưởng ghê gớm. Sơ sơ 1 năm cũng mất trên 70 ngày không đi làm được, mà nông dân như tôi không đi làm thì lấy gì mà nuôi gia đình. Ăn chay của Công giáo cũng rất lạ. Thịt gà thì cấm ăn nhưng trứng thì ăn được, cá cũng ăn được, nhưng ...

LUẬN ĐIỆU ĐẾN HẸN LẠI LÊN CỦA ĐÁM KHỦNG BỐ

               Vào tháng 2, tháng 3-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn Tây Nguyên bị bọn phản động lưu vong FULRO và các thế lực thù địch xúi giục, lôi kéo, đã tham gia tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có người dân làng Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Bưh, tỉnh Gia Lai. Sau này được chính quyền và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận đông, bà con đã nhận ra việc làm sai trái, đã cam kết không tái phạm,không nghe theo lời kẻ xấu. Vậy nhưng, ở chiều ngược lại, những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đến hẹn lại lên đưa ra những luận điệu vu khống, xuyên tạc bản chất sự việc. Mới đây nhất, Tổ chức phản động “Người thượng vì công lý” vừa đăng hình ảnh kèm theo nội dung: “Ngày 10 tháng 03 năm 2001, chính quyền công an, bộ đội đã tấn công bao vây người dân Plei Lao ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và chính quyền đã ra lệnh đốt phá nhà thờ và bắt tất cả các lãnh đạo của nhà t...

Trịnh Hữu Long - Tên phản động đội lốt Luật gia

Kẻ phản động Trịnh Hữu Long bày trò  trên luật khoa tạp chí Trịnh Hữu Long - kẻ tự dựng nên trang Luật Khoa Tạp Chí dưới sự hẫu thuẫn của tổ chức khủng bố Việt Tân nhằm tuyên truyền, xuyên tạc chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Trịnh Hữu Long là ai? Trịnh Hữu Long tự nhận là luật gia-bởi luật gia đâu có giấy chứng nhận như luật sư Trịnh Hữu Long, (sinh 1986, quê quán Thanh Hóa) từng tốt nghiệp Đại học luật Hà Nội khóa 29 chuyên ngành luật kinh tế, năm 2008. Sớm có tư tưởng chống đối, Trịnh Hữu Long đã không theo những con đường như các sinh viên cùng khóa khác như luật sư, giảng viên, cán bộ cơ quan tư pháp,… mà theo con đường của những kẻ phản động. Tốt nghiệp năm 2008, với một chút khả năng “viết lách”, có thời gian từng tham gia quản trị diễn đàn của sinh viên luật và ý tưởng muốn làm giàu nhanh chóng, Trịnh Hữu Long đã nhanh chóng thay đổi lập trường và dấn thân vào con đường phản động. Hoạt động chống phá của Trịnh Hữu L...