Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1/6

LỊCH SỬ RA ĐỜI: Vào rạng sáng ngày 1/6/1942, phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người. Hai năm sau, ngày 10/6/1944, phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương. Để tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội đã bị Đức Quốc Xã sát hại nhẫn tâm, năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc thế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Kể từ năm 1950, ngày 1/6 hàng năm trở thành ngày của thiếu nhi. Trên thực

KỲ THỊ CHỦNG TỘC CHÂM NGÒI CHO CÁC CUỘC CHIẾN THẢM KHỐC TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI

Nạn kỳ thị chủng tộc cực đoan dựa trên tư tưởng chủ nghĩa dân túy, phân biệt đối xử và đề cao chủ nghĩa thượng đẳng da trắng, diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt sự kỳ thị không chỉ tồn tại trong lịch sử mà đến ngày nay nhiều nước vẫn phải đối mặt với vấn nạn này. Kỳ thị chủng tộc đặt ra nhiều lo ngại về an ninh chính trị của các quốc gia, cũng từ đó các cuộc nội chiến đang dần de dọa tới cuộc sống con người và nền hòa bình trên thế giới. 👉 “Gốc rễ” của kỳ thị chủng tộc Không thể không nhắc tới nước Mỹ - mảnh đất đa chủng tộc nhất trên thế giới, cũng là nơi vấn nạn này rõ rệt và gay gắt hơn bất cứ đâu. Từ những ngày đầu lập quốc, người da màu đã phải chịu số phận thiệt thòi khi bị đem bán làm nô lệ và bị những ông chủ da trắng đối xử tàn nhẫn. Vào thập niên 1940 - 1950, nạn phân biệt chủng tộc diễn ra nặng nề ở Mỹ, các tiểu bang miền Nam nước Mỹ thời kỳ này áp dụng các đạo luật phân biệt chủng tộc, gọi chung là Luật Jim Crow, có từ năm 1877. Tuy nhiên, sự kết thúc của chế độ

Cần định vị lại vai trò của bộ môn Lịch sử trong nhận thức xã hội

Theo tôi, điểm thi môn Lịch sử thấp lỗi chính do học sinh, không phải lỗi do nội dung và phương pháp truyền tải chưa phù hợp! Nói thêm, đây là phản bác với quan điểm chứ hoàn toàn không có ý công kích con người. Đồng ý, điểm môn Lịch sử thấp, một phần có lỗi do nội dung sách giáo khoa và cách dạy của nhiều giáo viên Sử không được tốt. Nhưng đấy không phải nguyên nhân, vấn đề chính nằm ở định vị của xã hội đối với môn Sử là chưa quan trọng, dẫn tới ngay các em học sinh không thực sự có động lực để tìm hiểu về nó. Vẫn câu nói cũ: Nếu thực sự muốn người ta sẽ tìm cách, khi không thích sẽ tìm lý do. 1. Cách dạy môn lịch sự chưa thực sự phù hợp với tư duy lịch sử Nói, Việt Nam chúng ta thua xa Trung Quốc về khoản này, đó là định vị “tầm quan trọng của bộ môn lịch sử” trong nhận thức xã hội. Nhưng nếu ai đó nói nhiều người Việt hiểu biết lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử Việt Nam thì đó là hồ đồ, không khác gì người si nói mộng. Bản chất, những thứ họ biết đều không phải lịch sử mà đều là biến

22 hình thức lừa đảo phổ biến trên mạng xã hội

1 – Người nước ngoài gửi tiền về Việt Nam( Bọn này chuyên nghiệp, đánh vào những Bà mẹ cô đơn, tán tỉnh thời gian dài) 2 – Bọn bán số lô đề: “mình có quen một anh làm bên xổ số miền Bắc”… (Cả họ nó giàu không đến lượt mình) 3 – Phòng khám đông y: Tổ chức khám miễn phí, đến khám trung tâm phân cho đủ thứ bệnh chữa một đống tiền mua 1001 loại thuốc. Yêu cầu tái khám 3 bữa một lần. 4 – Bọn thanh lý xe Hải Quan, nhận tiền cọc (tham rẻ, mua bán vi phạm) 5 – Bọn xem Youtube có tiền, tải app về theo dõi mất m* tiền luôn. (chẳng nhẽ họ nó mù hết) 6 – Bọn kinh doanh tiền ảo/cổ phiếu đa cấp ponzi (lấy tiền người sau trả người trước, lợi nhuận tháng lãi suất 30% – Siêu lừa có tổ chức Quốc tế bọn này có học thức và trình độ am hiểu pháp luật). Bọn này nguy hiểm nhất, vì bọn bị lừa thường rất bảo thủ đã bị lũ đầu sỏ tẩy não, với số đông, sẵn sàng chửi bới và rất hung hãn. 7 – Bọn giao hàng về nhà làm giúp các Bà Mẹ bỉm sữa (Hàng không có chuyển tiền nhận cọc cũng mất hút) 8 – Bọn comment từ 1-20 tặ

Yêu nước thế nào cho đúng?

Hỏi: Vì anh xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc, với ông ngoại là Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên, ông nội là NGND Nguyễn Lân, bố là ĐBQH – GS Nguyễn Lân Dũng… Với gia thế như thế, năng lực như thế, vị trí như thế, lý do gì anh lại chưa vào Đảng? PGS. BS Nguyễn Lân Hiếu: Vì tôi bận quá. Tôi dường như không có thời gian đi học cảm tình Đảng từ thời sinh viên đến giờ. Lúc ở trường thì bận học, đến lúc đi làm thì bận công việc. Nên chuyện đó qua đi. Tôi không vượt qua được cảm giác, hầu như những người có tuổi trên 35, khi công việc ổn định rồi, đa phần chủ yếu sắp sửa để làm chức này, chức kia, để quy hoạch bổ nhiệm. Như vậy, khi vào Đảng tôi lại cảm giác mình đang muốn lên chức. Chính vì thế tôi mang tâm lý e ngại, không muốn tham gia vào lớp cảm tình Đảng. Mà ít người biết rằng, trong gia đình chúng tôi không có ai là Đảng viên, trừ mẹ tôi, vì bà là Đại tá quân đội. Bố tôi, ông nội tôi, ông ngoại tôi cũng không phải Đảng viên. Nhưng tôi đã chứng kiến họ sống một cuộc

Chủ nghĩa xét lại ngày nay và những bài học quý giá từ lịch sử

Những hiện tượng nêu trên dễ trở thành những dòng thác nguy hiểm cuốn phăng và nhấn chìm thành quả cách mạng. Sự thất bại từ Liên Xô và Đông Âu là những bài học đắt giá. Một đêm đông giá lạnh cuối tháng 12-1991, lá cờ đỏ búa liềm từ đỉnh tháp Kremli ở thủ đô Moscow (Nga) sau 74 năm tung bay đã phải hạ xuống, thay vào đó là lá cờ ba sắc. Liên Xô sụp đổ, CNXH với tư cách là một thể chế cũng tan rã trên quê hương V.I.Lênin và sau đó là 8 nước Đông Âu. Ít ai biết rằng, sự kiện đó có liên quan đến việc Gorbachev, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô khởi xướng một trào lưu tư tưởng mang tên “suy ngẫm lại lịch sử” cách đó chỉ 4 năm (1987) với tinh thần công kích Stalin, phủ nhận thắng lợi của chiến tranh Vệ quốc… Tháng 3-1988, báo Nước Nga Xô-viết đăng bức thư của Nina Andreyeva, nữ giảng viên ở Học viện Khoa học kỹ thuật Leningrad lên án trào lưu suy ngẫm lại lịch sử, chỉ rõ nó thực chất là dòng nước ngược, bôi đen Liên Xô xã hội chủ nghĩa (XHCN). Thế nhưng, thay vì ủng hộ ý kiến tâm huyết này

“Cách mạng màu” ở Mỹ?

Những cuộc bi.ểu t.ì.nh của người da màu đang bùng phát dữ dội ở Mỹ. Người biểu tình thậm chí bao vây và t.ấn c.ôn.g cả Nhà Trắng. Có người cho rằng phải chăng “cách mạng màu” đang nổ ra tại Mỹ??? Tôi cho rằng không phải, bởi Mỹ là “cha đẻ” của cách mạng màu và những người da màu kia cũng không thể, mãi mãi không thể là một “lực lượng chính trị đối lập” với những ông chủ Nhà trắng da trắng. Xét từ khía cạnh chủ thể, nó hoàn toàn không đáp ứng. Nhưng nó thực sự là một cuộc biểu tình diện rộng, kèm b.ạo lự.c. Nó phản ánh chính xác những mâu thuẫn xã hội không thể điều hòa trong lòng xã hội nước Mỹ, xuất phát từ sự ph.ân bi.ệt ch.ủng t.ộc, sắc tộc và cả giai cấp. Và khi mâu thuẫn phát triển lên đỉnh điểm, nó trở thành xung đột xã hội. Tất nhiên, những người da màu yếu thế kia dù có đông đến mấy cũng “không thể giành chính quyền”, họ đang và sẽ bị những ông chủ Nhà trắng trấn áp khốc liệt, kể cả bằng b.ạ.o l.ự.c, giống như cái cách mà họ đã bị đà.n á.p trong lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ