Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Vì sao Châu Âu ngày càng xa cách với Trung Quốc?

Bất chấp những nỗ lực ngoại giao từ phía Trung Quốc trong năm 2020, châu Âu vẫn ngày càng xa cách và dè dặt hơn với Bắc Kinh. Châu Âu ngày càng xa cách với Trung Quốc Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã có một năm tồi tệ ở châu Âu song những nỗ lực của họ trong tuần vừa qua vẫn không khiến tình hình tiến triển tốt đẹp hơn. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể phải đối mặt với sự hoài nghi và sự xa cách từ phía châu Âu, thậm chí còn nhanh hơn và lớn hơn so với Tổng thống Trump. Mục tiêu quan trọng nhất ông Tập tại khu vực này là ngăn cản Liên minh châu Âu và Mỹ liên minh lại với nhau nhằm chống lại Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình hy vọng sẽ đạt được bước đột phá tại Hội nghị Thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo EU dự kiến diễn ra ngày 14/9 tới. Theo kế hoạch ban đầu, cuộc họp này sẽ được tổ chức ở Leipzig, Đức nhưng sau đó, do tác động từ đại dịch Covid-19 nên nó đã được chuyển sang thành họp trực tuyến. Dù vậy, nguy cơ cuộc họp không đạt được kết quả như kỳ vọng vẫn rất cao. Vì t

Mối liên hệ giữa Sáng kiến YSEALI và các bất ổn chính trị!

Mới đây, một quan chức ngoại giao của Mỹ phụ trách mới đây đã công bố Mỹ sẽ chi 5 triệu USD để thành lập Học viện YSEALI (Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á). Học viện này sẽ được đặt tại Đại học Fulbright Việt Nam, TP Hồ Chí Minh. Dưới quan điểm cá nhân, tôi nghĩ rằng việc Mỹ thành lập Học viện YSEALI ở Vn không phải là một việc làm đơn thuần để thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa VN và Mỹ mà nó sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp khác Từ lâu, chúng ta biết rằng, học sinh, sinh viên là đối tượng được các tổ chức phi chính phủ Mỹ hướng tới để “truyền bá các giá trị dân chủ”, biến họ trở thành nòng cốt trong các cuộc cách mạng màu ở nhiều quốc gia. Sức trẻ, lòng nhiệt huyết, khát vọng khẳng định mình, đi tìm cái mới, phá bỏ cái truyền thống,… là những điểm biến sinh viên trở thành trung tâm của các cuộc bạo loạn. Sự sụp đổ của Liên Xô, các cuộc cách mạng màu ở Ucraina, Ba Lan,… đều có sự tham gia nòng cốt của đội ngũ học sinh, sinh viên. “Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á” (YSEALI) được

Hiểm họa cho xã hội từ đám chuyên gia tự phong trên mạng

                 Huấn Hoa Hồng có thể trở thành chuyên gia dạy làm giàu, thì ai không thể tự xưng chuyên gia? Tôi nhận thấy có hai “nhóm nghề” nổi lên và kiếm tiền cực kỳ nhanh chóng trên mạng: đó là dạy làm giàu và tư vấn tâm lý, sức khỏe kèm theo bán sản phẩm. Các lớp học tư duy làm giàu có giá khoảng 1-2 triệu đồng mỗi ngày, với hàng trăm người tham dự. Các khóa học tâm lý ít người tham dự hơn nhưng giá khoảng chục triệu cho 2-3 ngày. Làm giàu là chủ đề hấp dẫn nên người mua chẳng ngại ngần gì chi vài trăm, vài triệu cho các bí kíp. Gần đây, bộ sách dạy kiếm tiền của Huấn “Hoa hồng” được bán với giá 800 nghìn đồng. Video quảng cáo về sách của Huấn thu hút hàng nghìn người thích và chia sẻ. Huấn là một hiện tượng mạng từ những năm 2015. Ban đầu, anh lấy lại trang fanpage của một streamer game (người chơi game trình diễn trực tiếp qua mạng) nổi tiếng. Sau đó, fanpage này bắt đầu thu hút mọi người bằng việc tặng sim điện thoại. Kế tiếp đó, chủ nhân đăng những video hài hước về các

Nỗi sợ nước Nga của phương Tây: Ngày ấy và bây giờ

Putin vẫn sẽ giữ được quyền lực của mình, và những Nỗi sợ cộng sản dù không có màu đỏ sẽ tiếp tục hiện diện ở phương Tây. Mỹ đã chứng kiến “Nỗi sợ cộng sản” (Red Scare) lần đầu tiên ngay sau khi kết thúc Thế chiến I. Trong 3 năm, Nga được cho là đã không ngừng kích động nổi loạn và đình công trong giới công nhân, một phần trong chiến dịch có phối hợp nhằm phá hoại chủ nghĩa tư bản Mỹ. Sau đó, vào ngày 29 tháng 04 năm 1920, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ A. Mitchell Palmer cảnh báo rằng, vào hai ngày tiếp theo, tức ngày Quốc tế Lao động 01/05, công nhân Mỹ sẽ nổi dậy để lật đổ Chính phủ Mỹ bằng vũ lực. Viễn cảnh đó đã không xảy ra, và Nỗi sợ cộng sản cũng đã biến mất rất nhanh như cách mà nó đến. Nước Mỹ trải qua một Nỗi sợ cộng sản khác sau Thế chiến II. Sự phát triển của Liên Xô khi tự mình sở hữu được một quả bom nguyên tử, cùng với việc “mất” Trung Quốc vào tay Mao Trạch Đông và những người Cộng sản Trung Quốc, đã làm dấy lên nỗi sợ hãi mạnh mẽ trong lòng nước Mỹ mà, khi hồi tưởng lại,

Đâu là lý do chính sự sụp đổ của Liên Xô

Mới đây, trang mạng russian7.ru đăng bài phân tích lý do sụp đổ của Liên Xô, xin trân trọng giới thiệu để bạn đọc tham khảo. Tháng 12/1991, thỏa thuận về việc thành lập Cộng đồng các Quốc gia Độc lập đã được ký kết tại Belovezhskaya Pushcha (Belarus). Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết đã biến mất mà không thể kéo dài thêm 1 năm để kỷ niệm lần thứ 70 ngày thành lập siêu cường một thời này. Vì giá dầu giảm Một trong những “trụ cột chính” của Liên Xô trong những năm 1970-1980 là dầu Urals: chẳng hạn, trong giai đoạn thịnh vượng, chỉ năm 1978, xuất khẩu dầu đã thu về 5,5 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu thương mại của Liên Xô 13,2 tỷ USD. Hầu hết người dân Liên Xô thậm chí không nghi ngờ rằng dầu của Liên Xô có giá và có tên riêng. Nhưng tất cả các thương nhân thế giới và các chính trị gia Mỹ đều biết về điều đó, những người đã làm mọi cách để hạ giá dầu. Khác với dầu thô Brent của Ả Rập và Na Uy, chi phí khai thác dầu của Liên Xô khá cao – khoảng 5 USD, vì vậy đ

Tại sao có nhiều người Campuchia thù ghét người Việt?

Ít ai biết, một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất về chế độ Khmer Đỏ là “When Broken Glass Floats” từng nói Việt Nam là “một kẻ thù truyền kiếp”. Cũng trong cuốn sách đó, đã không ít lần, nói rằng Việt Nam đã từng và sẽ luôn lợi dụng Campuchia vì các mục đích chính trị và quan trọng hơn hết, hình mẫu Việt Nam – trong cuốn sách, được miêu tả như những kẻ xâm lược khát máu và bạo quyền. Tháng 07/2014, tờ Phnom Penh Post đăng tải bài viết “Trong số 20 người bạn của tôi, có tới 17 người ghét Việt Nam”. Bài viết này nhanh chóng gây rúng động dư luận Campuchia và cả Việt Nam nữa. Bài viết này cho rằng những người Việt Nam đang có mặt tại Campuchia nhằm xâm lược Campuchia giống như quân đội Việt Nam đã đến đây vào năm 1979, nhằm đánh đuổi Khmer Đỏ và ở lại tận mười năm. Và dĩ nhiên, bài viết này, cũng như trong cuốn sách “When Broken Glass Floats”, đều có những ám chỉ rõ ràng rằng: “Việt Nam xâm lược Campuchia”. Cuối năm 2019 và đầu năm 2020, trên ứng dụng Tiktok xuất hiện trào lưu cà