Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2023

Người dân có thể đăng ký cư trú qua ứng dụng VNeID

          Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 66/2023/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến đăng ký cư trú.           Theo đó, Thông tư số 66/2023/TT-BCA ngày 17/11/2023 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 55/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú; Thông tư số 56/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú; Thông tư số 57/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình đăng ký cư trú.           Đáng chú ý, Thông tư này sửa đổi Điều 3 của Thông tư số 55/2021/TT-BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú về tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và thông báo kết quả giải quyết thủ tục về cư trú. Trong đó, việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký cư trú được thực hiện dưới hình thức trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc trực tuyến qua cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID, dịch vụ c

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở chính thức được Quốc hội thông qua

          Chiều 28/11/2023, với 386 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 78,14 % tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở. Luật gồm 5 chương, 33 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.           Trước khi bấm nút thông qua, Quốc hội đã nghe Trung tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh trình bày báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Qua đó nêu rõ, việc xây dựng dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở nhằm thể chế chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và xây dựng lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ giữ gìn ANTT ở cơ sở.           Dự án luật đã được xây dựng, chỉnh lý, hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu

XỬ PHẠT 01 ĐỐI TƯỢNG ĐƯA THÔNG TIN SAI SỰ THẬT VỀ NỘI DUNG SÁCH GIÁO KHOA

          Vừa qua, Công an tỉnh Thanh Hóa đã Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng đối với ông V.V.T (sinh năm 1968) ở thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh về hành vi "Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân".           Ông V.V.T đã sử dụng tài khoản facebook cá nhân để đăng tải, chia sẻ bài viết có thông tin sai sự thật về nội dung trong sách giáo khoa, cụ thể là 4 bài thơ “Giã gạo thổi cơm”, “Vẽ Gì Khó”, “Cá Voi Trắng”, “Con Chào Mào” kèm theo hình ảnh lãnh đạo Bộ Giáo dục và đào tạo.           Bài viết của V.V.T đã thu hút nhiều bình luận phức tạp, gây hiểu nhầm đây là nội dung trong sách giáo khoa được đưa vào chương trình giảng dạy trong chương trình giáo dục hiện hành.           Làm việc với cơ quan Công an, sau khi được phân tích, ông V.V.T đã nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật do nhận thức hạn chế. Nội dung bài viết được V.

GIÁO VIÊN KHÔNG ĐƯỢC TỰ MỞ LỚP DẠY THÊM

          “Bác sĩ mở phòng khám tư thì giáo viên dạy thêm là chính đáng” đang trở thành chủ đề tranh luận trên mạng xã hội cũng như đời sống hiện thực. Việc tranh luận vẫn tiếp tục, ai cũng đưa ra lý lẽ của mình để thuyết phục bên kia, nhưng quan điểm cá nhân của tôi thì không nên đánh đồng giữa nghề bác sĩ với giáo viên và “giáo viên không nên tự mở lớp dạy thêm”.           Giáo dục là quốc sách của quốc gia, là tương lai của đất nước của dân tộc và không phải là một ngành kinh doanh. Nếu để việc truyền dạy kiến thức, dạy làm người trở thành thương mại hóa, bị ảnh hưởng bởi đồng tiền thì khác gì khác gì đi “buôn chữ”, “bán chữ” và liệu khi đó chất lượng giáo dục sẽ đi đâu và về đâu.           Kiến thức của nhân loại, tinh hoa của cha ông, truyền thống dân tộc là tài nguyên chung của nhân dân, của đất nước. Thế hệ trẻ có quyền được thừa hưởng tinh hoa của cha ông, thừa hưởng truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bồi dưỡng, truyền đạt kiến thức của nhân loại cho thế hệ trẻ là nghĩa vụ c

LÀ NGƯỜI VIỆT NAM, HÃY BIẾT CÁCH GIỮ GÌN VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC MÌNH!

          Nếu không nhìn kĩ, không ít người sẽ lầm tưởng rằng những bức ảnh này được chụp tại một địa điểm nào đó của Trung Quốc, bởi những trang phục mặc trên người những cá nhân này chính là trang phục Mông Cổ - Miêu. Trên thực tế, đây lại chính là những du khách nội địa đến thăm quan tại một địa điểm khá nổi tiếng dạo gần đây của núi rừng Tây Bắc có tên là bản Cát Cát được mệnh danh là ngôi làng cổ đẹp nhất núi rừng Tây Bắc. Thay vì du khách đến đây và trải nghiệm không gian hoang sơ cùng những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Mông, họ lại chọn cho mình những bộ trang phục Mông Cổ, check-in sống ảo cùng với bạn bè. Có rất nhiều vấn đề xung quanh câu chuyện này, nổi lên chính là nguy cơ xâm lăng văn hoá.           Bản Cát Cát nổi lên như một hiện tượng, nơi đây lưu giữ những nét hoang sơ cùng thiên nhiên đặc trưng của vùng cao miền núi. Nơi đây đã phát triển du lịch thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan. Đi cùng với đó là hoạt đọng cho thuê trang phục để chụp ảnh. Thay vì chọ

ĐỔI TÊN THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN THÀNH THẺ CĂN CƯỚC ĐỂ ĐẢM BẢO TƯƠNG ĐỒNG VỚI THÔNG LỆ QUỐC TẾ

          Trong dự thảo Luật Căn cước đang được trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, về tên gọi của thẻ căn cước, Chính phủ đã thống nhất trình Quốc hội việc sử dụng tên thẻ là thẻ “căn cước” (thay cho thẻ “căn cước công dân” như hiện nay).           Theo đó, việc quy định như vậy giúp thể hiện đúng bản chất của thẻ là loại giấy tờ có chứa thông tin về căn cước của người dân; giúp phân biệt người này với người khác; xác định danh tính trong thực hiện giao dịch… Quy định tên gọi là thẻ căn cước cũng không tác động đến địa vị pháp lý về quốc tịch của công dân (vì trong thẻ đã thể hiện rõ thông tin về quốc tịch của người được cấp thẻ là quốc tịch Việt Nam).           Việc đổi tên thẻ thành thẻ căn cước còn để bảo đảm tương đồng với thông lệ quốc tế (nhiều nước trên thế giới hiện nay cũng đang sử dụng là thẻ căn cước - Identicy Card). Việc thay đổi tên thẻ cũng để bảo đảm tính phổ quát, tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế, cho việc thừa nhận, công nhận giấy tờ về căn cước giữa các nước t

NGHĨA VỤ QUÂN SỰ 2024: MỨC PHẠT KHI VI PHẠM VỀ KHÁM SỨC KHOẺ

          Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định thời gian khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự là từ ngày 1-11 đến hết ngày 31-12 hằng năm.           Trong khoảng thời gian này, công dân nam đến tuổi sẽ được gọi khám nghĩa vụ quân sự. Nếu có vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 120/2013 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 37/2022).           Cụ thể, phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe NVQS của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện mà không có lý do chính đáng.           Phạt 15 - 20 triệu đồng đối các hành vi nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự dưới đây:           - Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.           - Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2 triệu đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để là

TĂNG CƯỜNG TRUYỀN THÔNG, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ VĂN HÓA

          Phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò hết sức quan trọng để đưa chính sách pháp luật của Nhà nước vào đời sống. Trong lĩnh vực văn hóa, vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện truyền thông thời gian qua được dư luận hết sức quan tâm vì sẽ góp phần tích cực nâng cao nhận thức, ngăn ngừa, chấn chỉnh kịp thời những hành vi xâm hại giá trị của di sản, phản văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục,...           Khi internet về đến từng ngõ ngách, buôn làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo đồng nghĩa với việc mở ra nhiều cơ hội cho người dân tiếp cận các giá trị văn hóa trong nước và ngoài nước.           Tuy nhiên sự cởi mở ấy cũng ít nhiều gây ra những nhiễu loạn trong nhận thức, thực hành văn hóa của người dân, đòi hỏi cần phải đẩy mạnh việc phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật giúp người dân có ý thức hưởng thụ, sáng tạo và gìn giữ văn hóa theo đúng các chuẩn mực, quy tắc pháp luật mà Nhà nước đã quy định. Trong thời kỳ công nghệ số phát t

TĂNG CƯỜNG PHỐI HỢP GIỮA CÔNG AN NHÂN DÂN VÀ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC

          Tăng cường phối hợp, hiệp đồng, đoàn kết, gắn bó giữa Công an nhân dân và Quân đội nhân dân vừa là truyền thống quý báu, yêu cầu khách quan, vừa là vấn đề có tính nguyên tắc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là mặt công tác được hai lực lượng coi trọng, triển khai thực hiện toàn diện và đạt nhiều kết quả quan trọng. Trước yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, hai lực lượng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp, với những giải pháp đồng bộ, tạo sức mạnh tổng hợp, giữ cho đất nước “trong ấm, ngoài êm”, phát triển bền vững.           Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Công an và Quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của vô sản chuyên chính. Vì vậy, càng phải đoàn kết chặt chẽ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau”1, Công an nhân dân và Quân đội nhân dân luôn chung sức, chung lòng, đồng tâm hiệp lực, đoàn kết, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, kề vai sát cánh, hoàn thành xuất

GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ ĐANG LÀM VIỆC Ở ĐÂU?

          Vài năm trở lại đây, số lượng giáo sư, phó giáo sư được công nhận có sự tăng giảm thất thường, đặc biệt một số ngành một số năm liên tục xảy ra tình trạng "trắng" giáo sư. Trong khi đó, quy mô đào tạo đại học lại tăng dần đều dẫn đến những lo ngại chất lượng nguồn nhân lực.           Thống kê từ báo cáo của Bộ GD&ĐT cho thấy, quy mô đào tạo ĐH (chính quy, từ xa, vừa làm vừa học) từ năm học 2013-2014 đến năm học 2021 - 2022 tăng trên 475 nghìn sinh viên. Trong khi đó, số lượng giảng viên là GS, PGS lại có xu hướng giảm. Tính từ năm 1976 đến năm học 2013 - 2014 cả nước có 1.628 người được công nhận GS.           Nhưng chỉ có 487 GS làm việc trong các trường ĐH; tỷ lệ này với PGS là 2.902 được công nhận nhưng chỉ có 9.469 người làm tại các cơ sở giáo dục đại học. Như vậy, nếu so sánh cơ học (không kể số lượng GS, PGS đã mất trong giai đoạn này vì không có số liệu thống kê) thì GS, PGS làm việc trong các trường ĐH rất thấp, chỉ gần 30% GS và trên 30% PGS. Các nă

DANH XƯNG NHÀ GIÁO KHÔNG THUỘC VỀ NGUYỄN NĂNG TĨNH

          Người ta thường hay nói “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” có nghĩa là một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Điều đó nói lên sự nghiệp trồng người đều nhờ vào công lao to lớn của những người thầy, cô giáo đã và đang dìu dắt thế hệ trẻ là những nhân tài của tương lai đất nước. Thế nhưng điều đó lại hoàn toàn không đúng với Nguyễn Năng Tĩnh, kẻ đội lốt “nhà giáo” để hoạt động điên cuồng chống phá Đảng, Nhà nước. Một người thầy giáo suy đồi này lại được các cá nhân, tổ chức phản động bày tỏ niềm tiếc thương khi mà Nguyễn Năng Tĩnh bị bắt thực chẳng khác gì “mẹ hát con khen hay”.           Nguyễn Năng Tĩnh được Việt Tân gọi với cái tên “Nhà hoạt động xã hội”, đây là cái danh Việt Tân để “tôn vinh” những cá nhân đã có đóng góp cho hoạt động dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Thế nhưng, bản chất của danh xưng này lại hoàn toàn đi ngược lại với lợi ích của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Bởi Nguyễn Năng Tĩnh đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, lợi dụng mạng xã hội để đăng tải các thông tin bị

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG BÁC SĨ MẠNG

          “Ăn gạo lứt muối mè trị ung thư”, “nước mắm rót ra 4 tiếng không ăn hết sẽ sinh ra chất ung thư” do người gọi là bác sĩ Hà Duy Thọ chia sẻ trên các trang mạng xã hội đã lan truyền chóng mặt. Và vừa qua, Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã kiểm tra đột xuất tại cơ sở khám, chữa bệnh của người tự xưng bác sĩ Hà Duy Thọ này.           Thực tế khác xa với những thứ Hà Duy Thọ quảng cáo trên mạng như là giáo sư, bác sĩ, là người đã từng công tác tại bệnh viện lớn như Bạch Mai hay Việt Đức; là người có kinh nghiệm trong chữa, điều trị ung thư; là bác sĩ dinh dưỡng với những chế độ thực dưỡng ưu việt. Hóa ra danh vị bác sĩ là thứ tự xưng của ông Hà Duy Thọ. Khi thanh tra Sở y tế kiểm tra hóa ra ông Hà Duy Thọ đã không cung cấp được chứng chỉ hành nghề y, các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cũng không trình được hồ sơ nguồn gốc. Bên cạnh đó, đoàn thanh tra còn phát hiện hành vi khám bệnh chui của vợ chông ông Hà Duy Thọ. Các bệnh viện lớn như Bạch Mai hay Việt Đức đều khẳng định

LỊCH SỬ, Ý NGHĨA NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

          Vào ngày 20/11, các thế hệ học sinh trên cả nước thường tặng hoa và quà chúc mừng các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.           NGUỒN GỐC CỦA NGÀY LỄ HIẾN CHƯƠNG NHÀ GIÁO VIỆT NAM           Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).           Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương.           Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.           Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE v

LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC (18/11)

          1. Lịch sử ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc           Trong quá trình củng cố và mở rộng về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, yêu cầu đặt ra là phải có sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của từng vùng, từng địa phương. Để thực hiện được điều đó phải hướng công tác Mặt trận về cơ sở, từng khu dân cư, từng gia đình. Tạo cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết từ cá nhân, gia đình, khu dân cư đến cấp xã, phường, huyện, tỉnh. Đó chính là cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam. Xuất phát từ thực tiễn đó, mà ngày hội đại đoàn kết ở Việt Nam ra đời.           Nhằm phát huy truyền thống Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, năm 1986 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã quyết định lấy ngày 18/11/1930 – ngày Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất để làm ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Từ đó đến nay, hằng năm cứ đến ngày 18/11, Mặt trận đã đề ra chương tr

CẢNH BÁO NGUY CƠ TỪ HỘI, NHÓM TRỰC TUYẾN CỦA GIỚI TRẺ

          Hiện nay, tên các loại hình mạng xã hội đăng hình thành các loại hội nhóm dành cho người trẻ. Các hội Nhóm này đa phần với các nội dung bài viết tiêu cực rủ rê bùng nợ, cứơp... Đây là một thực trạng báo động nguy cơ nguy hiểm mà cộng đồng mạng cần phải chung tay đẩy lùi, Bởi lẽ hệ lụy từ vấn đề này là rất lớn.           Đối mặt với khó khăn về tài chính và áp lực đời sống, nhiều bạnm trẻ hiện nay đã chọn con đường tội phạm sau khi tham gia vào những hội nhóm trực tuyến có tính chất nguy hiểm. Tình trạng này đang tạo ra một vòng luẩn quẩn hiểm nguy mà chúng ta không thể phớt lờ.           Những nhóm như "Hội những người muốn tự tử" hay "Cộng đồng những người bị trầm cảm" không chỉ là nơi thấu hiểu tâm lý mà còn là bãi đất màu mỡ cho những ý đồ tiêu cực. Những người tham gia thường xuyên gặp những suy nghĩ tiêu cực, thiếu lạc quan, khiến cho tâm trạng chung của cộng đồng này trở nên bất ổn.           Chúng ta cần nhìn nhận sâu xa về những hậu quả có th

Những chiêu trò phá hoại đại đoàn kết dân tộc

          Các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước ta. Chúng tán phát tài liệu bịa đặt, dựng cảnh người dân ăn mặc rách rưới, nhem nhuốc rồi chụp ảnh, quay video gửi một số trang mạng phản động để rêu rao, tạo dư luận xấu về Đảng, Nhà nước Việt Nam. Địa bàn chúng thường nhắm tới là các buôn, làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh lợi dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”, “tự do tôn giáo, dân tộc”, các thế lực thù địch thường triệt để lợi dụng các vụ việc để chống phá chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Và các vùng “ba Tây” - Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ là những địa bàn trọng điểm chống phá của chúng.           Địa hình vùng Tây Nguyên hiểm trở, đời sống nhiều người dân còn khó khăn, dân trí phát triển không đồng đều nên các đối tượng phản động, chống phá thường tập trung tấn công vào khu vực này. Các tổ chức phản động ở nước ngoài lôi kéo những đối tượng chống phá