Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2021

Sức mạnh nhân dân là cội nguồn sâu xa của thắng lợi

         Đọc bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi đặc biệt tâm đắc với nhận định:           “Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng chủ nghĩa xã hội là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, dễ dàng. Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội.           Vì vậy, bên cạnh việc xác định chủ trương, đường lối đúng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, phải phát huy mạnh mẽ vai trò sáng tạo, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân. Nhân dân tiếp nhận, ủng hộ và nhiệt tình tham gia thực hiện đường lối của Đảng vì thấy đường lối đó đáp ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng của mình. Sức mạnh nhân dân là cội nguồn sâu xa của thắng lợi, của phát triển”.           Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân;

Những thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tôn giáo Việt Nam

          Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.           Như VOV đã đưa tin, mới đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2020. Trong phần báo cáo liên quan đến Việt Nam có một số nội dung đánh giá tích cực hơn năm 2019, song chủ yếu vẫn có nhiều thông tin sai lệch về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, trong đó sử dụng nhiều thông tin do “Uỷ ban cứu trợ người vượt biển” (BPSOS) cung cấp, thể hiện cách tiếp cận phiến diện, đưa nhiều thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam.            Ghi nhận tiến triển tích cực về tự do tôn giáo ở Việt Nam           Trước hết, Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2020 đã ghi nhận một số tiến triển tích cực, nhất là việc chính quyền quan tâm hơn đến đảm bảo tự do tôn giáo  ở Việt Nam.            Cụ thể, trong năm 2020, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức 46 khoá đà

Thấy gì qua cuộc bầu cử thành công

           Tỷ lệ cử tri đi bầu cao cho thấy niềm tin và trách nhiệm cao của người dân           Theo Hội đồng bầu cử Quốc gia, thống kê đến 0h sáng 24/5, tỉ lệ cử tri đi bầu đạt 98,43%, cho thấy trách nhiệm cao và niềm tin của cử tri cả nước đối với cuộc bầu cử.           Gần 70 triệu cử tri khắp mọi miền đất nước trong ngày hôm qua đã thực hiện quyền chính trị cơ bản và thiêng liêng nhất của công dân là trực tiếp bỏ phiếu bầu chọn đại biểu tiêu biểu nhất tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Theo Hội đồng bầu cử Quốc gia, thống kê đến 0h sáng 24/5, tỉ lệ cử tri đi bầu đạt 98,43%, cho thấy trách nhiệm cao và niềm tin của cử tri cả nước đối với cuộc bầu cử.           Cuộc bầu cử lần này được cho là rất đặc biệt. Lần đầu tiên chúng ta tiến hành một cuộc bầu cử trong bối cảnh bùng phát dịch Covid-19 mạnh nhất, ở mức độ nguy hiểm nhất khiến nhiều nơi phải thực hiện cách ly, giãn cách xã hội… Mặc dù vậy, những địa phương có dịch cũng đã cùng với cả nước tổ chức cuộc bầu cử t

Đa đảng mới có bầu cử dân chủ?

           Trong đợt bầu cử vừa qua tại Việt Nam, một phong trào, một chiến dịch truyền thông được những kẻ tự nhận là “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam” phát động rộng khắp trên không gian mạng là “tẩy chay bầu cử”, “không biết không bầu” nhằm lên án chế độ chính trị Việt Nam do một đảng lãnh đạo là không dân chủ, không đảm bảo tự do cạnh tranh giữa các ứng viên, các ứng cử viên đều do Đảng lựa chọn, sàng lọc đưa ra cho dân bầu… là thiếu tính dân chủ và không đảm bảo nhân quyền.           Những lập luận này không hề mới. Kể từ khi hệ thống Chủ nghĩa xã hội hình thành trên thế giới, Mỹ và phương Tây đã tấn công vào hệ thống chính trị đối lập bằng phương thức này, chỉ khác nhau ở thời điểm, bối cảnh, hoàn cảnh từng nước. Dễ hiểu vì sao hiện Trung Quốc, Cuba, Việt Nam và một số quốc gia khác ghi nhận trong Hiến pháp một đảng lãnh đạo đều nằm trong mục tiêu quan tâm đặc biệt của Hoa Kỳ và phương Tây.           Nếu như còn tin tưởng vào lập luận cho rằng chỉ có đa đảng mới mang đến dân c

MỌI NGƯỜI CẦN ĐẶC BIỆT CHÚ Ý: "BIẾN CHỦNG MỚI LAI GIỮA BIẾN CHỦNG ẤN ĐỘ VÀ BIẾN CHỦNG ANH"

           Một biến chủng virus mới, lai giữa biến chủng Ấn Độ và Anh, có tốc độ lây nhanh, phát tán mạnh trong không khí, đang được ghi nhận ở Việt Nam.           Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết như trên tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống Covid-19, sáng 29/5.           Ông Long cho biết hiện nay giải trình tự gene virus trên các bệnh nhân ở Việt Nam cho thấy có hai biến chủng thường thấy là Ấn Độ và Anh. Trong đó, chủng từ Ấn Độ phổ biến nhất, ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội... Chủng Anh xuất hiện ở Đà Nẵng và một số địa phương khác.           Tuy nhiên, các chuyên gia y tế phát hiện một chủng mới có sự lai tạo giữa hai biến chủng trên. Trên chủng Ấn Độ có những đột biến gene của chủng Anh.           "Bộ Y tế sẽ công bố chủng này trên bản đồ gene thế giới", ông Long nói.           Theo Bộ trưởng Long, đặc điểm của đợt dịch lần này là lây nhanh, virus phát tán rộng và mạnh trong không khí. Mức độ đào thải mầm bệnh

LÝ DO GÌ KHIẾN MỘT LUẬT SƯ "DÂN CHỦ" TUYÊN BỐ BỎ NGHỀ

           Ngày 27/5 vừa qua, Lê Văn Hòa, luật sư chuyên bào chữa cho đám chống đối chế độ đã tuyên bố bỏ hành nghề luật sư vì lý do “mất niềm tin vào nền tư pháp Việt Nam”. Đây là luật sư đầu tiên trong nhóm "Hợp tác xã toàn thua" tuyên bố bỏ nghề, tạo nên sự bàng hoàng trong nhóm luật sư bạn hữu của anh. Tất nhiên, với một luật sư "tay ngang", tài năng có hạn mà thích đánh bóng tên tuổi, việc phải bỏ nghề là chuyện đương nhiên, vì ngoài mấy anh chống đối, chẳng có ai thuê anh tham gia bào chữa. Mà không có việc thì bỏ là đúng, còn gì phải bàn cãi.           Có điều, anh nghỉ thì anh nghỉ luôn đi, anh lại lí do, lí trấu là "mất niềm tin vào nền tư pháp Việt Nam". Chẳng biết anh mất niềm tin vào nền tư pháp hay anh mất niềm tin vào chính năng lực của bản thân, khi không thể bào chữa, cứu giúp đám chống đối chế độ trước sự uy nghiêm của pháp luật. Còn nhớ, Lê Văn Hòa là 1 trong 14 luật sư tình nguyện tham gia bào chữa cho cho các đối tượng trong tổ Đồng

CHÍNH PHỦ, BỘ Y TẾ CẦN XIN BẠN MỘT STATUS TRÊN FACEBOOK CỦA BẠN

           Xin mọi hãy chia sẻ thông điệp này.           1. Hãy kêu gọi mọi người không tụ tập đông người, không ra đường nếu không thực sự cần thiết. Hãy thả phẫn nộ vào những status kêu gọi tụ tập ăn chơi hay những hình ảnh họp nhóm đông người để bày tỏ thái độ của bạn!           2. Hãy nhắc nhở bạn bè của bạn ra đường bắt buộc phải đeo khẩu trang. Ở Ấn Độ người ta phạt roi những ai không đeo khẩu trang. Ở Việt Nam, nghị định xử phạt hành chính từ 1.000.000 đến 3.000.000 với các trường hợp không đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng.           3. Đừng kỳ thị những người đang tự cách ly. Họ là những người tuân thủ tự giác rồi. Với gần 50.000 người đang tự cách ly, họ có thể là bạn bè người thân của bạn. Hãy động viên họ. Hãy lên án những kẻ trốn cách ly.           4. Hãy nhắc bạn bè rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét đến 2 mét khi đi chợ, xếp hàng.           5. Khai báo y tế, kêu gọi bạn bè khai báo y tế với các trường hợp nhập cảnh từ 8/3 đến nay.      

PHÊ PHÁN NHỮNG NHẬN THỨC LỆCH LẠC VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

           Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đã chỉ ra 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bài viết này nhận diện những nhận thức lệch lạc, hoài nghi, thiếu tin tưởng vào tư tưởng Hồ Chí Minh.           Trước khi đi vào trình bày các biểu hiện cụ thể, xin nói tới những quan niệm, suy nghĩ tích cực mới nhất trên thế giới về Chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh.           Như một thấu kính hội tụ khổng lồ, Chủ nghĩa Mác kết tinh những ánh sáng giá trị tư tưởng tinh hoa trước đó của thế giới, là kinh tế-chính trị cổ điển Anh, triết học cổ điển Đức, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp; là những điểm tiến bộ trong học thuyết về giá trị lao động của Adam Smith, David Ricardo, phương pháp biện chứng của Hegel, chủ nghĩa duy vật nhân bản của L.Feuerbach, những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội không tưởng của Henri de Saint Simon, Robert Owen, Etienne Cabet, Charles Fourier... Để rồi Chủ nghĩa Mác trở thành mặt trời tư tưởng vĩ đại của nhân loại soi đường

NGĂN CHẶN LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH

             "Không biết không bầu" - ấy là thứ luận điệu cực kỳ bố láo mất dạy và phản động của đám tiếm danh dân chủ để chọc ngoáy phá hoại bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp, dippie. Cụ bảo thế nài nài:           Nếu như cứ bảo rằng "không biết không bầu" theo cái lý của lũ chúng nó ấy, thì trên thế giới này sẽ chẳng có một cuộc bầu cử đéo nào có thể thực hiện được cả. Ví dụ như ở Mỹ, liệu có bao nhiêu người biết được đến và từng tiếp xúc, tìm hiểu về các ứng viên Tổng thống trước khi họ chính thức được đề cử và bước vào các hoạt động tranh cử? Chắc chắn là tỉ lệ rất thấp trong tổng số cử tri. Tất nhiên, ấy là khái niệm "biết" và "không biết" theo nghĩa rất hẹp và cực đoan. Còn trên thực tế thì người ta có nhiều cách để cử tri tiếp cận, tìm hiểu và BIẾT về các ứng viên và không ai hạn chế điều đó cả, ví dụ như việc người ta tổ chức tiếp xúc cử tri, niêm yết thông tin ứng viên tại nơi ứng cử và rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Đối với các

Đã dốt còn hay chơi chữ!

Anh béo luật sư vừa có phát ngôn gây sốc: tôi không tìm thấy một từ nào nói cử tri có nghĩa vụ hay trách nhiệm đi bầu cử!!! Chết thật, trình độ luật sư mà còn phát ngôn đi bầu cử chỉ là quyền, không phải nghĩa vụ thì chắc phải xem lại hồi xưa anh học hành thế nào mà tốt nghiệp ra trường và cấm tấm bằng được. Chắc anh chưa học và chưa đọc Hiến pháp phỏng??? Điều 27 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiến định: “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Nếu chỉ đọc đến đây, hiểu đến đó để cho rằng có quyền không đi bầu là thiển cận. Trong thực tế, bao giờ quyền cũng đi kèm với nghĩa vụ, nghĩa vụ cũng đi kèm với quyền và không phải lúc nào quyền hay nghĩa vụ cũng đều bắt buộc phải luật hóa. Điều này đã được quy định rất rõ tại điều 15 Hiến pháp 2013: “1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. 2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. 3. Cô

CỦNG CỐ NIỀM TIN, VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐÃ CHỌN

Một trong những mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ ngày thành lập cách đây hơn 90 năm là xây dựng nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN). Vậy XHCN là gì? Con đường ấy ra sao? Đã có nhiều sách vở, công trình khoa học giải nghĩa vấn đề này. Mỗi học giả, nhóm tác giả có cách tiếp cận riêng và đương nhiên mang lại hiệu ứng khác nhau. Theo tôi, bài viết: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam" của GS, TS Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những bài viết có nét riêng, thuyết phục cả về lý luận và thực tiễn. Trước hết, cách đặt vấn đề của tác giả rất rõ ràng, thiết thực. Với góc độ là nhà khoa học xã hội nhân văn, đồng thời là người đứng đầu Đảng ta, với bề dày thực tiễn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là một đề tài lý luận, thực tiễn rất cơ bản, quan trọng và rộng lớn, phong phú và phứ